Chế tài xử phạt đối với ly hôn giả tạo

29/11/2021
Chế tài xử phạt đối với ly hôn giả tạo
591
Views

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ly hôn là việc hai vợ chồng tự nguyện chấm dứt quan hệ hôn nhân theo bản án, quyết định của pháp luật. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ cũng như trốn tránh trách nhiệm của mình. Theo bạn, ly hôn giả tạo là gì? Chế tài xử phạt đối với ly hôn giả tạo hiện nay được quy định như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nghị định số 82/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Ly hôn là gì?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu rõ:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.

Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.

– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.

– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014, những người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm:

– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

– Để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và đứa trẻ, pháp luật quy định chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thế nào là ly hôn giả tạo?

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân”.

Như vậy, việc ly hôn giả tạo không nhằm mục đích là chấm dứt quan hệ hôn nhân; mà nhằm các mục đích khác như trốn tránh nghĩa vụ tài sản; vi phạm chính sách, pháp luật …

Vì sao lại có trường hợp ly hôn giả tạo?

  • Lẩn tránh trách nhiệm về tài sản tài sản. Chẳng hạn như: chồng biết mình sắp phá sản nên đã tiến hành ly hôn giả tạo; và cho vợ hết tài sản. Như vậy, người chồng đã tiến hành tẩu tán tài sản của mình; và trốn tránh các nghĩa vụ trả nợ.
  • Vi phạm chính sách, pháp luật về dân số. Chẳng hạn như: Vợ chồng ly hôn giả tạo để sinh thêm con thứ ba…
  • Ly hôn giả tạo để đạt mục tiêu khác mà không nhằm kết thúc hôn nhân: chính là trường hợp vợ, chồng lợi dụng việc ly hôn nhằm mục đích xuất, nhập cảnh; xuất khẩu lao động. Chẳng hạn như: ly hôn giả tạo để lấy chồng nước ngoài sau đó bảo lãnh người nhà sang.

Chế tài xử phạt đối với ly hôn giả tạo

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình, ly hôn giả tạo là một trong những hành vi bị cấm trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

Theo đó, nếu ai vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo điểm đ khoản 2 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP; với mức phạt từ 10-20 triệu đồng:

Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản; vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

Đồng thời; người vi phạm còn bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp này thuộc về:

– Công chức tư pháp, hộ tịch cấp xã (khoản 2 Điều 82 Nghị định 82/2020).

– Công chức Phòng Tư pháp cấp huyện (khoản 3 Điều 82 Nghị định 82/2020).

– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp (theo điểm b khoản 2 Điều 88 Nghị định 82/2020).

– Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (theo điểm đ khoản 2 Điều 88 Nghị định 82/2020).

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Chế tài xử phạt đối với ly hôn giả tạo“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Câu hỏi liên quan

Thẩm quyền xử phạt đối với ly hôn giả tạo?

– Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình lên đến 30 triệu

Hậu quả pháp lý của việc giả tạo ly hôn?

– Hành vi bị pháp luật nghiêm cấm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 20 triệu.
– Việc ly hôn giả tạo các tài sản sau hôn nhân nếu xảy ra tranh chấp sẽ không được đảm bảo theo các quy định của pháp luật.
– Ly hôn giả tạo để kết hôn lấy chồng nước ngoài để bảo lãnh gia đình xuất ngoại. Trường hợp này khá phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hôn nhân, đặc biệt là khi có những trường hợp xấu xảy ra như người họ kết hôn đại để được xuất ngoại không chịu ly hôn, hay các vấn đề giấy tờ, tài sản khi có tranh chấp cũng không được pháp luật đảm bảo

Mục đích của ly hôn giả tạo?

+ Trốn tránh nghĩa vụ về tài sản.
+ Vi phạm chính sách, pháp luật về dân số: Vợ, chồng tiến hành ly hôn giả tạo để sinh con thứ ba.
+ Ly hôn giả tạo để đạt mục đích khác mà không nhằm chấm dứt hôn nhân: Đó là trường hợp vợ, chồng lợi dụng việc ly hôn nhằm mục đích xuất, nhập cảnh, xuất khẩu lao động.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời