Hiện nay, tình trạng các vụ việc môi giới mại dâm bị phát hiện và xử lý diễn ra ngày càng nhiều. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ có các chế tài xử lý thích đáng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về các quy định pháp luật xử lý hành vi vi phạm này. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc có liên quan và đang gây xôn xao dư luận gần đây.
Tóm tắt vụ việc:
Nguyễn Phương Thảo bị tòa phúc thẩm bác kháng cáo, tuyên phạt 6 tháng tù vì môi giới bán dâm cho nam HLV thể hình với giá 18 triệu đồng.
Bản án sơ thẩm xác định, tháng 7/2020, Thảo liên hệ với Tùng, người chuyên dẫn mối cho nam giới bán dâm, để nhờ tìm khách cho một nữ khách hàng.
Tùng gửi ảnh khoả thân của một số người đàn ông cho Thảo để chuyển tiếp cho khách chọn, báo giá 12 triệu đồng mỗi lần. Khi nam huấn luyên viên thể hình được chọn, Thảo thoả thuận với khách giá 18 triệu đồng, hưởng lợi riêng 6 triệu đồng.
Khách nữ đồng ý, trả “đặt cọc” một triệu đồng, nói tài khoản ngân hàng có trục trặc hẹn sau khi mua dâm sẽ trả nốt. Thảo do đó tự ứng 12 triệu đồng tiền cá nhân để trả trước cho Tùng.
Ngày 4/8, đôi nam nữ đang mua bán dâm ở khách sạn tại phường Long Biên đã bị công an bắt quả tang. Ngày 6/8, Thảo bị tạm giữ.
Vậy hành vi môi giới mại dâm này sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Thế nào là môi giới mại dâm?
Hành vi môi giới mại dâm là hành vi làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm. Đây là những hành vi có tính chất thúc đẩy, tạo điều kiện cho người khác bán dâm hoặc người mua dâm thực hiện việc mại dâm.
Trong đó, dụ dỗ được hiểu là hành vi thuyết phúc người khác chấp nhận và thực hiện việc mại dâm. Ngoài ra, dẫn dắt mại dâm là hành vi tạo điều kiện để hai bên có thể tiếp cận, thỏa thuận về việc mại dâm. Người thực hiện hành vi dụ dỗ ở đây giữ vai trò là người trung gian giữa người mua dâm và bán dâm.
Bên cạnh đó, theo điều 328 Bộ luật hình sự 2015 tội môi giới mại dâm được quy định như sau:
Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định pháp luật.
Như vậy, người nào thực hiện hành vi môi giới mại dâm còn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh này theo quy định của bộ luật hình sự.
Cấu thành tội phạm tội môi giới mại dâm
Nếu người nào có hành vi môi giới mại dâm mà đầy đủ các yếu tố cấu thành sau thì sẽ bị xử lý hình sự.
1. Khách thể của tội phạm môi giới mại dâm
Tội phạm này xâm phạm đến trật tự công cộng và nếp sống lành mạnh văn minh cũng như đạo đức xã hội chủ nghĩa. Hành vi mại dâm tác động tiêu cực đến nếp sống văn minh; huỷ hoại nhân cách con người, gây thiệt hại về vật chất, tinh thần cho nhiều gia đình, cá nhân; là nguyên nhân làm phát sinh nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác; làm lây truyền nhiều bệnh xã hội nguy hiểm.
2. Chủ thể của tội phạm môi giới mại dâm
Chủ thể của tội phạm là chủ thể thường: đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự (từ đủ 14 tuổi hoặc 16 tuổi trở lên) và có năng lực trách nhiệm hình sự.
3. Mặt khách quan của tội phạm môi giới mại dâm
a) Hành vi khách quan
– Hành vi môi giới mại dâm của người phạm tội được thực hiện với thủ đoạn khác nhau như: dụ dỗ hoặc dẫn dắt với vai trò người làm trung gian để các bên thực hiện việc hành vi mua dâm, bán dâm.
– Trước hết phải xác định người phạm tội môi giới mại dâm phải là người làm trung gian cho người mua dâm và người bán dâm; nhưng không nhất thiết phải biết cụ thể người bán dâm cho người nào hoặc người mua dâm với ai.
– Khi xác định hành vi môi giới mại dâm cần phân biệt với hành vi của người đồng phạm trong vụ án chứa mại dâm có tổ chức; nếu tách riêng hành vi của người đồng phạm thì chỉ có thể xác định là hành vi môi giới mại dâm nhưng hành vi này là hành vi giúp sức cho việc chứa mại dâm
Ngược lại, người có hành vi tưởng như đó là hành vi chứa mại dâm nhưng đó là hành vi môi giới mại dâm; nếu như hành vi đó không phải là đồng phạm trong vụ án chứa mại dâm.
b) Hậu quả
Đối với tội môi giới mại dâm; hậu quả cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng; hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tùy trường hợp người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật.
c) Các dấu hiệu khách quan khác
Cũng như đối với tội chứa mại dâm; tội môi giới mại dâm cũng không quy định các dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm
4. Mặt chủ quan của tội phạm môi giới mại dâm
Tội môi giới mại dâm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Trong tội môi giới mại dâm, chủ thể có ý thức lựa chọn xử sự gây thiệt hại cho xã hội trong khi có đủ điều kiện không thực hiện hành vi đó. Người môi giới mại dâm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; bị luật hình sự cấm, nhận thức rõ tính chất xâm phạm đến trật tự công cộng nhưng vẫn tìm mọi cách thực hiện.
Hành vi môi giới mại dâm bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Theo điều 328, BLHS 2015 các khung hình phạt được quy định như sau:
“1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm; thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Hành vi mua bán người vì mục đích môi giới mại dâm phạm tội gì và bị xử lý thế nào?
Hành vi mua bán người vì mục đích môi giới mại dâm được coi là một hành vi mua bán người và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Căn cứ Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội mua bán người bị xử lý theo các khung hình phạt như sau:
Khung 1
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động; lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển; chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vì động cơ đê hèn;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên; trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Đối với từ 02 đến 05 người;
g) Phạm tội 02 lần trở lên.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
đ) Đối với 06 người trở lên;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Hành vi đâm chết người trong lúc cãi vã bị xử lý như thế nào?
Hành vi vô ý gây cháy nổ làm thiệt mạng 4 người bị xử lý ra sao?
Đâm chết hàng xóm bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Môi giới mại dâm bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là các tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội (trong phạm vi một khung hình phạt) so với các trường hợp phạm tội tương tự khác nhưng không có tình tiết tăng nặng đó.
Kể cả với tội giết người, các tình tiết tăng nặng này cũng được xem xét tới khi xét xử.
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những dấu hiệu mang tính chủ quan và khách quan của hành vi phạm tội, không là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt mà chỉ là căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội.
Kể cả với tội giết người, các tình tiết giảm nhẹ này cũng được xem xét tới khi xét xử.
Điều 327, BLHS 2015 quy định 4 khung phạt tù sau:
Từ 01 năm đến 05 năm.
Từ 05 năm đến 10 năm.
Từ 10 năm đến 15 năm.
Từ 15 năm đến 20 năm hoặc chung thân.