An toàn lao động là tổng hợp các biện pháp phòng ngừa; ngăn chặn các tai nạn, sự cố trong quá trình lao động. Việc đảm bảo an toàn lao động giúp hạn chế những thương tích; thiệt hại về tính mạng lao động cũng như các doanh nghiệp. Việc thành lập ban ATLĐ là cần thiết đối với doanh nghiệp. Hãy tham khảo bài viết về Mẫu quyết định thành lập ban ATLĐ của Luật sư X
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Mẫu quyết định thành lập ban ATLĐ
——– | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: …………….. | …………….., …………….. |
QUYẾT ĐỊNH
V/v Thành lập Bộ phận An toàn vệ sinh lao động
GIÁM ĐỐC ……………..
– Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
– Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của ……………..;
– Căn cứ Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay quyết định thành lập Bộ phận An toàn vệ sinh lao động tại ………………
Điều 2:
a/Nhiệm vụ và quyền hạn của an toàn – vệ sinh viên:
– Đôn đốc và kiểm tra giám sát mọi người trong đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, trong sản xuất, nơi làm việc, bảo quản các thiết bị an toàn và sử dụng tốt dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân được trao cấp.
– Nhắc nhở tổ trưởng sản xuất chấp hành tốt các chế độ bảo hộ lao động, hướng dẫn các biện pháp bảo vệ an toàn lao động đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến làm việc ở tổ mình.
– Tham gia góp ý với tổ trưởng sản xuất trong việc đề xuất kế hoạch bảo hộ lao động các biện pháp an toàn vệ sinh lao độngvà cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
– Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, các biện pháp an toàn vệ sinh lao động, khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh của máy móc thiết bị và nơi làm việc.
b/ Phương thức hoạt động của An toàn – vệ sinh viên:
– Hàng ngày tham gia giám sát hiện trường sản xuất, công tác. Trên cơ sở đó nghiên cứu và đề nghị các yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động và các chế độ chính sách về bảo hộ lao động đối với đơn vị mình.
– Nắm chắc các diễn biến tình hình an toàn vệ sinh máy móc của thiết bị, nơi làm việc và sự chấp hành của CB-CNV đơn vị mình. Phát hiện, xử lý và báo cáo kịp thời các sự cố, vi phạm trong phạm vi trách nhiệm của mình.
– Gương mẫu chấp hành thực hiện tốt các nội quy, quy định về công tác bảo hộ lao động, vệ sinh lao động để làm gương cho đơn vị mình làm gương thực hiện.
– Kết hợp biện pháp vận động, thuyết phục, giáo dục và sử dụng các quyền hạn được giao để thực hiện tốt các công tác bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, an toàn lao động ở đơn vị mình.
Điều 3: Các thành viên của Bộ phận An toàn vệ sinh lao động do Chủ …………….. bố trí bổ nhiệm dựa theo tiêu chuẩn và điều kiện do pháp luật quy định.
Điều 4: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ……………..
Các Phòng ban liên quan phối hợp cùng với Bộ phận An toàn vệ sinh lao động chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này.
Nơi nhận:– Như trên;– Lưu VP. | GIÁM ĐỐC(Ký và ghi rõ họ tên) |
Mẫu quyết định thành lập ban ATLĐ
Tải xuống Mẫu quyết định thành lập ban ATLĐ mới nhất năm 2022
Mời bạn đọc xem thêm
- Quy định về trợ cấp tai nạn lao động năm 2022
- Có được ký hợp đồng lao động với người dưới 18 tuổi không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu quyết định thành lập ban ATLĐ mới nhất năm 2022“. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, Giấy phép bay flycam, Tạm ngừng kinh doanh,…. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào quy mô; tính chất lao động; nguy cơ tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác an toàn; vệ sinh lao động hoặc thành lập bộ phận quản lý công tác an toàn; vệ sinh lao động tại cơ sở.
a) Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động;
b) Đình chỉ hoạt động của máy; thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng;
c) Được người sử dụng lao động bố trí thời gian tham dự lớp huấn luyện; bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về an toàn; vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
Người làm công tác an toàn; vệ sinh, lao động phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật và có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất; kinh doanh của cơ sở.
Trường hợp cơ sở sản xuất; kinh doanh không bố trí được người hoặc không thành lập được bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thì phải thuê các tổ chức có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện các nhiệm vụ an toàn; vệ sinh lao động.