Mẫu quyết định sửa đổi bổ sung quy chế mới 2023

31/05/2023
Mẫu Quyết định sửa đổi,bổ sung quy chế thế nào?
262
Views

Chào Luật sư, tôi mới vào làm nhân viên hành chính nhân sự cho một công ty may mặc xuất nhập khẩu. Tôi được sếp giao cho làm quyết định sửa đổi, bổ sung quy chế cho công ty. Tôi có hỏi nhưng đồng nghiệp đi trước của tôi nói trước giờ chưa từng làm mẫu này. Không biết theo quy định của pháp luật hiện này thì Mẫu Quyết định sửa đổi, bổ sung quy chế thế nào? Mẫu quyết định sửa đổi bổ sung quy chế gồm có những nội dung gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư 247. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:

Quyết định sửa đổi bổ sung một số điều của nội quy lao động là gì?

Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của nội quy lao động là văn bản do chủ thể có thẩm quyền trong cơ sở sử dụng lao động (giám đốc, phó giám đốc,…) ban hành nhằm quyết định về việc thay đổi, bổ sung nội dung một số điều của nội quy lao động.

Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của nội quy lao động là căn cứ để làm phát sinh nghĩa vụ tuân thủ nội quy lao động mới, là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý việc sử dụng nội quy lao động, cũng là điều kiện bắt buộc khi người sử dụng lao động không muốn ban hành một quyết định ban hành nội quy khác.

Mẫu Quyết định sửa đổi bổ sung quy chế thế nào?

Hiện nay Mẫu quyết định sửa đổi, bổ sung quy chế được nhiều người quan tâm. Vậy cụ thể mẫu Quyết định sửa đổi, bổ sung quy chế hiện nay như thế nào và những nội dung nào là bắt buộc. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:

Tên đơn vị:…..

————-

Số: ………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——– o0o ——-

QUYẾT ĐỊNH

(V/v: Sửa đổi, bổ sung một số điều của nội quy lao động)
__________

GIÁM ĐỐC CÔNG TY …….

– Căn cứ vào Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Căn cứ theo quy định của Công ty …………….

– Xét theo đề nghị của Trưởng phòng Hành chính Nhân sự.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy lao động sửa đổi, bổ sung ngày …./…/…. như sau:

1. Sửa đổi Điểm c – Mục 2 – Điều 19;

2. Bổ sung Điểm d – Mục 2 – Điều 19;

3. ………..

4. ……….

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày…., những quy định trước đây trái với quyết định này sẽ bị bãi bỏ.

Điều 3. Các Bộ phận và phòng ban liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

– Như Điều 3.

– Lưu HCNS.

GIÁM ĐỐC 

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [10.75 KB]

Cách viết Mẫu quyết định sửa đổi bổ sung quy chế mới 2023

Hiện nay cách viết mẫu quyết định sửa đổi bổ sung quy chế mới là vấn đề được nhiều người quan tâm. Về vấn đề trên chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

1) Ghi tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có) và tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định.

(2) Ghi địa danh theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP .

(3) Trường hợp cấp phó được giao quyền ban hành thì ghi đầy đủ Quyết định về việc giao quyền ban hành Quyết định kiểm tra; số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành và chức danh của người ban hành Quyết định.

(4) Ghi đầy đủ tên văn bản, số ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm ban hành văn bản của Trưởng Đoàn kiểm tra.

(5) Ghi từng nội dung sửa đổi, bổ sung của Quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được sửa đổi, bổ sung.

(6) Ghi lý do phải sửa đổi, bổ sung đối với từng nội dung của Quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được sửa đổi, bổ sung.

Quyền và nghĩa vụ của người lao động hiện nay như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi tham gia vào một doanh nghiệp, người lao động có một số quyền nhất định, đảm bảo sự tự do và quyền lợi của họ khi làm việc cho một tổ chức. Người lao động hiện nay có các quyền sau đây:

+ Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

+ Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Đình công;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

– Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

+ Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Đăng ký nội quy lao động và hiệu lực của nội quy lao động thế nào?

Theo quy định của pháp luật thì cần đăng ký nội quy lao động. Đó là quy chuẩn chung để mọi người tuân theo và làm theo một khuôn khổ chung. Vậy quy định Đăng ký nội quy lao động và hiệu lực của nội quy lao động thế nào? Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đăng ký kinh doanh. 

2. Khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho người sử dụng lao động. 

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có văn bản thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại nội quy lao động. 

4. Khi nhận được văn bản thông báo nội quy lao động có quy định trái với pháp luật, người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động. 

5. Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội quy lao động đang có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động. 

6. Hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động quy định tại Khoản 4 và 5 Điều này được thực hiện như đăng ký nội quy lao động. 

7. Nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động. 

8. Người sử dụng lao động có chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm gửi nội quy lao động sau khi có hiệu lực đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh. 

9. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động không phải đăng ký nội quy lao động.

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động như thế nào?

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động theo quy định sẽ bao gồm văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động, nội quy lao động… Cụ thể những nội dung và văn bản chi tiết sẽ được thể hiện cụ thể bên dưới đây như sau:

Theo Điều 120 Bộ luật Lao động 2019, hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm:

(1) Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;

(2) Nội quy lao động;

(3) Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

(4) Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).

Mẫu Quyết định sửa đổi, bổ sung quy chế thế nào?

Những lưu ý cơ bản liên quan đến xây dựng nội quy lao động

Khi xây dựng nội quy lao động cho công ty cần có những vấn đề cơ bản cần phải chú ý và tuân thủ. Cụ thể là phải tuân theo quy định pháp luật và phù hợp với tình hình thực

  • Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan
  • Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 lao động cũng phải có nội quy lao động. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
  • Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  • Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động.

Nội quy lao động phải sửa đổi như thế nào từ năm 2021

Những điểm cần bổ sung

Theo quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019, nội quy lao động cần có thêm những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc
  • Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động
  • Trách nhiệm vật chất
  • Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

Bổ sung quy định về trường hợp người lao động nghỉ việc riêng nhưng vẫn được hưởng nguyên lương: trường hợp con nuôi kết hôn (1 ngày), trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi, cha nuôi của vợ/chồng, mẹ nuôi của vợ/chồng chết (3 ngày), khi nghỉ những ngày này người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động.

Bổ sung quy định về các trường hợp được phép sa thải người lao động khi người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu Quyết định sửa đổi, bổ sung quy chế thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như chuyển đất ao sang thổ cư…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Nội quy lao động hiện nay do ai ban hành?

Nội quy lao động là bản quy định do người sử dụng lao động ban hành, gồm những quy tắc xử sự chung và những quy tắc xử sự riêng biệt cho từng loại lao động hoặc khu vực sản xuất; các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các biện pháp xử lý đối với những người có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Người lao động có các quyền cụ thể nào?

+ Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

Người sử dụng lao động có các quyền cụ thể gì?

+ Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.