Định mức giờ dạy của giáo viên mầm non được quy định ra sao?

31/05/2023
Định mức giờ dạy của giáo viên mầm non được quy định ra sao?
302
Views

Thưa Luật sư 247, tôi tên là Minh Hằng, tôi có câu hỏi thắc mắc cần được Luật sư giải đáp như sau: Tôi vừa tốt nghiệp Trường Đại học Thủ đô Hà Nội và hiện đang xin vào một trường mầm non công lập tại Thành phố Lai Châu. Tôi đã tìm hiểu pháp luật liên quan đến giờ dạy của giáo viên mầm non tuy nhiên vẫn chưa rõ. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi về định mức giờ dạy của giáo viên mầm non được quy định như thế nào? Rất mong Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt câu hỏi cho Luật sư 247, vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải quyết qua bài viết “Định mức giờ dạy của giáo viên mầm non được quy định ra sao?” dưới đây.

Tiêu chuẩn, điều kiện dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

Để trở thành một giáo viên mầm non thì có rất nhiều yếu tố cần phải được xem xét và đủ tiêu chuẩn và đáp ứng điều kiện để dự thi thăng hạnh lên chức danh nghề nghiệp này. Điều này được quy định rõ ràng trong Luật, cụ thể như sau:

Căn cứ Điều 3 và Điều 4 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 15/01/2022) quy định như sau:

– Cơ sở giáo dục có nhu cầu và được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cử đi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

– Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

– Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận.

– Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trường hợp giáo viên đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Định mức giờ dạy của giáo viên mầm non được quy định ra sao?

Giáo viên mầm non có quy định riêng về định mức giờ dạy. Pháp luật đã phân loại gồm: giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày hoặc dạy các nhóm trẻ, mẫu giáo học 01 buổi/ngày hoặc dạy lớp có trẻ khuyết tật. Đối với mỗi trường hợp thì sẽ có một định mức giờ dạy khác nhau. Mời bạn đọc thêm nội dung dưới đây của Luật sư 247:

Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định:

– Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

– Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

– Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ tương tự như trên; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.

– Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.

Bên cạnh đó, theo Điều 3 Thông tư 48, thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:

– 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);

– 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

– 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

– 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Chế độ giảm giờ dạy của giáo viên mầm non

Trong quy định pháp luật, có những trường hợp giáo viên mầm non sẽ được giảm giờ dạy học, cụ thể một vài trường hợp như: giáo viên nữ có con nhỏ, các giáo viên phải tham gia công tác, tập huấn hay làm các hoạt động chuyên môn khác do Hiệu trưởng phân công. Tùy từng trường hợp thì sẽ có chế độ giảm giờ dạy khác nhau. Luật sư 247 sẽ cung cấp về thông tin này dưới nội dung dưới đây.

Điều 5 Thông tư 48 quy định về chế độ giảm giờ dạy và quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy như sau:

Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên làm công tác kiêm nhiệm

– Giáo viên kiêm nhiệm công tác bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch công đoàn giáo dục nhà trường, chủ tịch Hội đồng trường, thư ký Hội đồng trường, bí thư Đoàn thanh niên được giảm 02 giờ dạy/tuần;

– Giáo viên kiêm nhiệm công tác trưởng ban thanh tra nhân dân được giảm 02 giờ dạy/tuần;

– Giáo viên kiêm nhiệm công tác tổ trưởng chuyên môn được giảm 03 giờ dạy/tuần;

– Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 chức danh và được hưởng chế độ giảm giờ dạy ở chức danh cao nhất.

Định mức giờ dạy của giáo viên mầm non được quy định ra sao?

Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên nữ: giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống được giảm 05 giờ dạy/tuần.

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên còn phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do phòng Giáo dục và Đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 01 tiết giảng dạy thực tế được tính bằng 01 giờ dạy.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Định mức giờ dạy của giáo viên mầm non được quy định ra sao?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về dịch vụ sang tên sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Giáo viên không đảm bảo giảng dạy có thể nghỉ hưu sớm?

Để giải quyết tình trạng thừa giáo viên các cấp học phổ thông; ngày 11/8/2021; Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có Công văn 3397/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn giải quyết vấn đề này.
Tại Công văn, Bộ giáo dục đào tạo đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương; chỉ đạo xây dựng phương án giải quyết phù hợp với từng đối tượng giáo viên; theo các phương án:
– Giáo viên do sức khỏe; độ tuổi hoặc do nguyên nhân khác; không bảo đảm yêu cầu giảng dạy; thì xem xét điều chuyển vị trí việc làm từ giáo viên sang nhân viên trường học; hoặc bố trí nghỉ hưu sớm theo quy định;
– Điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu;
– Giáo viên có độ tuổi công tác, năng lực; và nguyện vọng phù hợp với nhu cầu; thì tổ chức đặt hàng các cơ sở đào tạo giáo viên để đào tạo văn bằng hai; bồi dưỡng chuyên môn; nghiệp vụ để đủ điều kiện dạy các môn học còn thiếu; môn học tích hợp.
Đồng thời, ưu tiên bố trí đủ cơ sở vật chất ở cấp Tiểu học để dạy 02 buổi/ngày (đủ 09 buổi/tuần).
Tại đây cũng lưu ý rằng việc thực hiện các phương án trên phải đảm bảo; công bằng, công khai, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của giáo viên. Các địa phương bố trí kinh phí để hỗ trợ giáo viên trong quá trình điều chuyển, sắp xếp.
Việc giải quyết tình trạng thừa giáo viên được thực hiện trước ngày 20/10/2021; và báo cáo về Bộ Gáo dục và đào tạo; Bộ Nội vụ trước 15/11/2021; để làm cơ sở đề xuất bổ sung biên chế còn thiếu cho các địa phương.
Theo đó, chỉ xem xét, đề xuất bổ sung biên chế với các địa phương đã giải quyết được tình trạng thừa giáo viên; và đã sử dụng hết số biên chế được giao thì giáo viên có thể “nghỉ hưu sớm”.

Các loại hình của trường mầm non tại Việt Nam?

– Trường mầm non công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.
– Trường mầm non dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
– Trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

Nhiệm vụ của giáo viên tại các trường mầm non tại Việt Nam?

– Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.
– Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.
– Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.
– Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
– Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
– Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.