Quy định giờ đón trả trẻ mầm non như thế nào?

31/05/2023
Quy định giờ đón, trả trẻ mầm non như thế nào?
683
Views

Chào Luật sư 247, tôi là Hoài Thư, tôi hiện sinh sống tại Thành phố Điện Biên Phủ. Tôi chia sẻ vấn đề thắc mắc của tôi, cụ thể như sau: Tháng 6 năm 2021, tôi có quen một anh ở Đà Nẵng và tiến tới hôn nhân. Hiện tại, chúng tôi có một cô con gái nhỏ được 01 tuổi. Hai vợ chồng đều đi làm, không có thời gian ở nhà để chăm sóc cho con. Vậy nên chúng tôi có dự định cho con đi học lớp nhà trẻ ở một trường mầm non gần nhà. Nhưng gia đình tôi có thắc mắc rằng không biết khi cho con đi học rồi thì tôi có thể đón con vào thời gian nào ạ? Do hiểu biết còn nhiều hạn chế nên rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bài viết “Quy định giờ đón, trả trẻ mầm non như thế nào?” của Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về vấn đề này.

Độ tuổi của trẻ mầm non được quy định ra sao?

Trẻ em muốn được nhập học ở trường mầm non phải đáp ứng độ tuổi theo pháp luật quy định. Khi nhận vào trường mầm non thì tuổi và sức khỏe của trẻ em phải đủ theo quy định của pháp luật. Vấn đề này được quy định cụ thể như sau. Mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây của Luật sư 247 cung cấp.

Tuổi và sức khỏe của trẻ em mầm non được quy định tại Điều 32 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

– Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi được nhận vào trường mầm non.

– Trẻ em khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 03 tuổi.

Quy định giờ đón trả trẻ mầm non như thế nào?

Các bậc phụ huynh đến đón trẻ hay giáo viên mầm non trả trẻ cho phu huynh cũng phải trong một khung giờ nhất định. Việc quy định giờ đón, trả trẻ mầm non nhằm đảm bảo đáp ứng được việc thực hiện chương trình và có kế hoạch giáo dục cụ thể. Điều này được quy định trong pháp luật, cụ thể như sau:

Theo Điều 16 Điều lệ Trường mầm non Ban hành kèm Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về thực hiện chương trình giáo dục và xây dựng kế hoạch giáo dục, cụ thể:

1. Trường mầm non thực hiện Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Căn cứ Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trường mầm non xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và tổ chức thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, trường mầm non và khả năng, nhu cầu của trẻ em.

3. Đối với trẻ em khuyết tật học hòa nhập được thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với khả năng của từng cá nhân và theo quy định về giáo dục hoà nhập trẻ em khuyết tật.

Căn cứ quy định trên thì nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phụ hợp với văn hóa, điều kiện của từng địa phương.

Do đó, mỗi trường mầm non sẽ tùy tình hình thực tế ví dụ điều kiện thời tiết,… để đưa ra quy định về thời gian đón, trả trẻ mẫu giáo cho phù hợp.

Nhiệm vụ và quyền hạn của trư­ờng mầm non

Theo quy định pháp luật hiện hành thì trường mầm non có những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để có phương hướng và chiến lược để phát triển nhà trường. Có một vài nhiệm vụ quyền hạn có thể kể đến như: liên quan đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ hay tham gia tuyển dụng cán bộ, giáo viên,… và những nhiệm vụ liên quan khác. Để tìm hiểu kỹ hơn, mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Theo quy định tại Điều 23 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT thì nhiệm vụ và quyền hạn của trư­ờng mầm non được quy định như sau:

– Xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường.

– Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

– Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường công lập; quản lý, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

– Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định. Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

– Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục.

– Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong phạm vi được phân công; thực hiện hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non khác trên địa bàn nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục theo phân công của cấp có thẩm quyền.

– Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

– Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

– Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động phù hợp trong cộng đồng.

– Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Quy định giờ đón, trả trẻ mầm non như thế nào?

Hồ sơ xin nhập học mầm non gồm những giấy tờ gì?

Trên thực tế, tùy thuộc vào mỗi trường thì sẽ có quy định về hồ sơ xin nhập học khác nhau. Để chuẩn bị đầy đủ nhất và tránh mất thời gian đi lại nhiều, các bậc phụ huynh nên đến trực tiếp các trường mầm non nhập học cho con để được phổ biến và nắm rõ hơn về các giấy tờ cần thiết. Tuy nhiên, chung quy lại hồ sơ xin nhập học sẽ bắt buộc có các loại giấy tờ sau:

  • Phí đăng ký nhập học và học phí cho kỳ tính phí đầu tiên.
  • Bảng điều tra tâm lý trẻ.
  • Phiếu thông tin người đưa đón trẻ.
  • Giấy uỷ quyền về việc đưa đón trẻ – trong trường hợp người đưa đón trẻ không phải là ba mẹ của trẻ.
  • 2 hình thẻ mới nhất của trẻ.
  • Đơn xin nhập học (theo mẫu của trường).
  • Thoả ước nhập học (theo mẫu của trường).
  • Giấy khám sức khỏe có xác nhận của bác sĩ (hoặc bản copy sổ trích ngừa).
  • Giấy khai sinh của trẻ.
  • Bản sao Hộ chiếu (nếu có).
  • Các tài liệu đánh giá/ghi chú về quá trình học tập trước đây của trẻ (nếu có).

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định giờ đón, trả trẻ mầm non như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như tư vấn pháp lý về phí làm sổ đỏ bao nhiêu tiền. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Quản lý cơ sở vật chất trường mầm non như thế nào?

Theo quy định tại Điều 23 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT thì quản lý cơ sở vật chất trường mầm non được quy định như sau:
Điều 23. Cơ sở vật chất của trường mầm non
Hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường ít nhất phải bảo đảm mức tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhằm duy trì nâng cao để đạt các mức tiêu chuẩn cơ sở vật chất cao hơn; quản lý và sử dụng cơ sở vật chất hiện có một cách hiệu quả, tránh lãng phí. Nhà trường định kỳ có kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất theo quy định. Không đưa vào sử dụng những cơ sở vật chất đã hết niên hạn sử dụng khi chưa cải tạo sửa chữa.

Nhiệm vụ của trẻ em tại các trường mầm non tại Việt Nam được quy định ra sao?

Theo quy định tại Điều 34 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của trẻ em tại các trường mầm non tại Việt Nam như sau:
– Lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ.
– Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em phù hợp với khả năng, lứa tuổi.
– Trang phục gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động tại trường mầm non.
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân; tham gia giữ gìn vệ sinh trường, lớp tùy theo khả năng, góp phần bảo vệ môi trường.
– Thực hiện các quy định của trường mầm non.

Quy định về thời gian tuyển sinh mầm non của các trường là lúc nào?

Thông thường tổ chức đăng ký dự tuyển/ nhập học Mầm non cho năm học mới bắt đầu từ khoảng tháng 1 hàng năm. Thứ tự ưu tiên tiếp nhận tuyển sinh được thực hiện theo đúng Quy chế tuyển sinh hàng năm được công bố trên trang web chính thức của Nhà trường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.