Với mục đích nhằm xây dựng mối quan hệ ổn định, hài hoà và tiến bộ trong các doanh nghiệp, việc tiến hành đối thoại định kỳ là hoàn toàn cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Nội dung bài viết sau, Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn đọc Mẫu biên bản đối thoại định kỳ trường mầm non mới năm 2023 và quy định pháp luật về việc tổ chức đối thoại định kỳ, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Đối thoại tại nơi làm việc là gì? Được tổ chức khi nào?
Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận và trao đỏi ý kiến giữ người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp của các bên cùng có lợi. Chi tiết quy định về đối thoại tại nơi làm việc là gì? Được tổ chức khi nào như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 63 BLLĐ năm 2019, đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
Cũng theo khoản 2 Điều này, đối thoại tại nơi làm việc được tổ chức trong các trường hợp sau:
– Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
– Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
– Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của BLLĐ năm 2019.
Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại về các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của các bên ngoài những trường hợp nêu trên.
Đối thoại tại nơi làm việc bao gồm những nội dung gì?
Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và công ty, hoặc giữa công đoàn với công ty, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Việc tiến hành đối thoại tại nơi làm việc bao gồm những nội dung sau:
Điều 64 BLLĐ năm 2019 đã quy định cụ thể các nội dung mà các bên có thể lựa chọn để đối thoại tại nơi làm việc bao gồm:
– Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
– Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
– Điều kiện làm việc (nội dung bắt buộc);
– Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
– Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
– Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Mẫu biên bản đối thoại định kỳ trường mầm non mới năm 2023
Hướng dẫn soạn thảo Mẫu biên bản đối thoại định kỳ trường mầm non
Mục đích của việc đối thoại là giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được tổ chức ít nhất 01 năm một lần. Tại buổi đối thoại người sử dụng lao động với người lao động hoặc đại diện tập thể người lao động với người sử dụng lao động trực tiếp trao đổi với nhau nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để đảm bảo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Hơn thế nữa theo quy định của pháp luật hiện hành thì diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện người lao động và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của người lao động. Do đó, khi lập biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc bạn cần lưu ý những thông tin sau:
– Biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc cũng gồm có các thông tin về quốc hiệu tiêu ngữ, thời gian địa điểm diễn ra cuộc họp, thành phần tham gia, nội dung cuộc họp và chữ ký các bên. Ở những phần nội dung cơ bản này, người lập biên bản phải ghi một cách chính xác, rõ ràng các thông tin và tránh tẩy xóa nhiều.
– Đối với phần thông tin về các thành phần tham dự thì bạn cần điền chính xác thông tin của những người đó theo bằng danh sách mà họ đã đăng ký từ ban đầu. Ghi hết phần thông tin của các thành phần tham dự phía bên người sử dụng lao động rồi mới ghi thông tin của những người tham dự phía bên người lao động. Tránh ghi lộn xộn, nhầm thông tin của các bên. Ghi theo hướng như vậy sau này khi xác định thành phần sẽ dễ hơn.
– Về phần nội dung thông tin đối thoại: Đây là phần quan trọng nhất của một biên bản đối thoại. Bạn cần ghi nội dung một cách chính xác, ngắn gọn và dễ hiểu. Ở phần này đòi hỏi người ghi biên bản phải có khả năng nghe và tóm tắt được nội dung, tránh ghi dài dòng, lan man không tập trung vào nội dung chính của buổi đối thoại dẫn tới người đọc không nắm được nội dung biên bản. Cần nghiên cứu trước nội dung của buổi đối thoại là gì, sau đó phải xác định được những nội dung đã được thống nhất và nội dung chưa được thống nhất, thông qua.
Và phần cuối cùng đó là phần chữ ký của các bên. Một biên bản đối thoại định kỳ phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện người lao động và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của người lao động.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu biên bản đối thoại định kỳ trường mầm non mới năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về giá chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Điều kiện khi yêu cầu người lao động tăng ca
- Bị tai nạn lao động được bồi thường bao nhiêu tiền?
- Người lao động có quyền làm song song 2 công ty?
Câu hỏi thường gặp:
Câu trả lời là Có. Người sử dụng lao động phải công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại;Tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại.
Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình và đảm bảm ít nhất:
– 03 người: Doanh nghiệp sử dụng dưới 50 người lao động;
– 04 – 08 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 50 – dưới 150 người lao động;
– 09 – 13 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 150 – dưới 300 người lao động;
– 14 – 18 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 300 – dưới 500 người lao động;
– 19 – 23 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 500 – dưới 1.000 người lao động;
– Ít nhất 24 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.
Danh sách các thành viên tham gia đối thoại được thực hiện định kì ít nhất 02 năm/lần và công bố công khai tại nơi làm việc.