Chào luật sư hiện nay quy định về việc điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ như thế nào? Tôi có xuất hóa đơn cho khách nhưng do phần mềm bị lỗi nên sai địa chỉ của khách. Bây giờ tôi cũng đang tìm cách khắc phục nhưng không biết phải làm thế nào? Hiện nay theo quy định thì Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ 2023 ra sao? Điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ bằng những cách thức nào theo quy định? Rất mong nhận được giải đáp. Tôi xin cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:
Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử là gì?
Hiện nay có thể do sai sót hay có một lỗi nào đó dẫn đến việc xuất hóa đơn điện tử không đúng. Có thể xảy ra sự nhầm lẫn về nội dung nào đó của hóa đơn thì liệu có được điều chỉnh không hay phải xuất lại hóa đơn mới? Khái niệm biên bản điều chỉnh hóa đơn được hiểu như thế nào? Khái niệm này được hiểu như sau:
Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử là một văn bản được lập khi quá trình lập hóa đơn xảy ra các sai sót và cần phải thực hiện công tác điều chỉnh những nội dung sai sót. Những trường hợp thường xảy ra sai sót như sai địa chỉ, số tiền, số lượng hàng hóa, ngày về…
Khi nào cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn theo quy định?
Hiện nay biên bản điều chỉnh hóa đơn được lập tra trong những trường hợp luật định. Khi có sai sót hay cần điều chỉnh lại thông tin nào của hóa đơn thì sẽ tiến hành lập biên bản điều chỉnh hóa đơn. Các trường hợp cần thiết để lập biên bản điều chỉnh hóa đơn theo quy định của pháp luật hiện hành gồm có:
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử sẽ được lập trong các trường hợp như sau
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử để xuất hàng hóa, dịch vụ phát hiện ra sai sót trong nội dung sẽ được xử lý:
Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử có sai sót đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế thì xử lý như sau:
– Hủy hóa đơn điện tử khi đã có sự đồng ý và xác nhận của cả 2 bên bán và mua và có hiệu lực theo đúng thời hạn 2 bên bán và mua thỏa thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy nhưng vẫn phải lưu trữ theo thời gian quy định.
– Bên bán lập hóa đơn điện tử mới theo đúng quy định để gửi cho bên mua. Trên hóa đơn điện tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số… ký hiệu, gửi ngày tháng năm”.
Trường hợp 2: Hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Người bán và người mua đã kê khai thuế thì bên bán xử lý như sau:
– Hóa đơn sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế và các nội dung khác.
– Hóa đơn có sai sót các thông tin:
+ Mã số thuế.
+ Sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn
+ Sai về thuế suất, tiền thuế
+ Hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng
Hai bên lựa chọn phương án xuất hóa đơn điều chỉnh và thống nhất cần lập 1 văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh.
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ 2023 thế nào?
Hiện nay nhiều người quan tâm đến biên bản điều chỉnh hóa đơn. Có một số ít trường hợp hóa đơn bị sai địa chỉ và cần làm mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ nhưng họ không biết phải làm sao. Chúng tôi tư vấn và mời bạn tham khảo, tải xuống mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ năm 2023 như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH HÓA ĐƠN
(Số………….)
– Căn cứ vào Hợp đồng số….ký ngày…. (nếu có),
– Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ;
– Căn cứ Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
Hôm nay, ngày ……/ ……./ 20…, đại diện hai bên gồm có:
BÊN A:
Địa chỉ:………………………………………………………………. ………………………….
Điện thoại: ………………………..MST: ………………………………………………………..
Do Ông (Bà):……………………………..Chức vụ: ……………………………………………..
BÊN B:
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ……………………….MST: ………………………………………………………….
Do Ông (Bà):………………………………………….Chức vụ: …………………………………
Hai bên cùng thống nhất lập bản ghi nhận sai sót do bên bán xuất bán hàng cho bên mua tại hóa đơn số ……., ký hiệu ….., lập ngày ….. đã kê khai vào kỳ Quý …… Nay lập hóa đơn điều chỉnh số ….., ký hiệu ….. ngày ……..
Lý do điều chỉnh:
1. Nội dung trước khi điều chỉnh là:
2. Nội dung đúng là:
3. Hai bên thống nhất điều chỉnh như sau:
Chúng tôi cam kết và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh hóa đơn này.
Biên bản này lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Bên A giữ 01 bản, Bên B giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
(Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) |
Cách lập biên bản điều chỉnh hóa đơn
Hiện nay nhiều người vẫn còn chưa biết cách điều chỉnh hóa đơn. Để điều chỉnh thông tin hóa đơn chính xác hơn thì cần phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn. Biên bản điều chỉnh hóa đơn gồm những nội dung gì? Biên bản điều chỉnh hóa đơn có ý nghĩa như thế nào và do ai lập ra? Khi nào biên bản điều chỉnh hóa đơn được sử dụng? Vấn đề này được hiểu như sau:
Bước 1: Điền ngày lập biên bản. Ngày lập biên bản nên trùng với ngày xuất hóa đơn điều chỉnh
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin của bên mua và bên bán
Bước 3: Điền thông tin hóa đơn bị sai sót cần điều chỉnh
Bước 4: Điền lý do điều chỉnh
Mẫu biên bản trên có thể áp có thể áp dụng với tất cả các trường hợp, bao gồm: điều chỉnh hóa đơn viết sai địa chỉ, sai tên công ty; sai số tiền; sai hàng hóa; sai đơn giá, thành tiền; giảm thuế suất giá trị gia tăng… Cách điền chỉ khác nhau ở phần lý do điều chỉnh.
Ví dụ:
– Điều chỉnh địa chỉ bên mua từ Số nhà 14 đường Hưng Đạo Vương, TP.HCM thành số nhà 14 đường Trần Quốc Toản, TP.HCM
– Điều chỉnh đơn giá sản phẩm A từ 2,000,000đ còn 1,000,000đ
Bước 5: Bên bán ký số và gửi cho bên mua
Nếu phần mềm hóa đơn điện tử bạn đang sử dụng không hỗ trợ lập biên bản điều chỉnh hóa đơn thì kế toán cần in bản giấy và đóng dấu đỏ.
Những hoạt động kinh doanh mua bán sản phẩm, dịch vụ tách thửa đất, làm sổ đỏ tạo nên thu nhập và phát sinh khai báo hóa đơn, vì vậy thông tin của hóa đơn là rất quan trọng không nên sai đặc biệt là địa chỉ.
Có phải đóng dấu treo lên biên bản điều chỉnh hóa đơn không?
Biên bản điều chỉnh hóa đơn cũng quan trọng như hóa đơn vì nó giúp điều chỉnh thông tin hóa đơn chính xác hơn. Vậy hiện nay luật quy định có phải đóng dấu treo lên trên biên bản điều chỉnh hóa đơn không? Biên bản điều chỉnh hóa đơn hiện nay có cần chủ thể nào ký tên, đóng dấu hay không? Nội dung này được hiểu :
Theo quy định của pháp luật, việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và đóng dấu được đóng lên trang đầu, đóng trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên phụ lục.
Theo đó, đóng dấu treo là việc dùng con dấu đóng lên trang đầu và đóng trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc là trên phụ lục kèm theo của văn bản chính.
Thông thường, tên cơ quan tổ chức thường được viết ở phía trên bên trái, trên đầu của văn bản, phụ lục nên khi đóng dấu treo, người có thẩm quyền sẽ đóng dấu lên phía trái, dấu đóng trùm lên tên của cơ quan, tổ chức, phụ lục đó.
Với tính chất của biên bản điều chỉnh hóa đơn, văn bản sẽ có hiệu lực pháp lý khi biên bản được lập dựa theo hình thức của văn bản hành chính thông thường, có chữ ký xác nhận của đại diện các bên và đóng dấu doanh nghiệp. Do vậy, với biên bản điều chỉnh hóa đơn, doanh nghiệp sẽ không cần phải đóng dấu treo lên biên bản mà chỉ cần 02 bên đóng dấu xác nhận ở cuối biên bản.
Khuyến nghị
Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ 2023 thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý tách thửa đất…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm khi đi làm để làm gì?
- Thủ tục đóng thuế đất hàng năm năm 2023 như thế nào?
- Hoàn trả tiền bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC, khi phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế người bán được lựa chọn sử dụng mẫu Thông báo trên để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót.
– Người bán thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót.
– Lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.
– Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ:
+ Người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập.
+ Thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn.
– Trường hợp chỉ có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót:
+ Người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn.
+ Người bán thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót.
– Trường hợp có sai sót về mã số thuế; số tiền ghi trên hóa đơn, về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
+ Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
+ Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót.