Lỡ cho vay lãi cao có đòi nợ được không?

28/04/2022
Lỡ cho vay lãi cao có đòi nợ được không
403
Views

Chào Luật sư, Khi tôi đòi tiền, người em không chịu trả lãi như cam kết, nói: “Anh cho vay lãi suất 36%/năm là phạm pháp, giờ đồng ý thì em trả tiền gốc và xóa nợ, còn không thì khỏi trả”. Hơn một năm trước, người em hỏi vay tôi 600 triệu đồng để đầu tư chứng khoán. Lỡ cho vay lãi cao có đòi nợ được không?

Lúc đó, tôi chia sẻ thật là có tiền nhưng để đầu tư nhà đất, mỗi năm lợi nhuận từ 24% đến 30% nên không thể cho vay được. Tuy nhiên, bạn ấy năn nỉ và đưa ra mức lãi suất 36%/năm nên tôi đồng ý (hai bên có viết giấy tay về việc vay tiền này). Tuần trước, đã đến hạn nhưng bạn ấy không chịu trả lãi và “trở mặt”. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Căn cứ pháp lý

Lãi suất cho vay là gì?

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm nhất định sinh ra từ giao dịch cho vay giữa các bên; là tỷ lệ % của phần tăng thêm so với phần vốn vay ban đầu. Số tiền này được gọi là tiền lãi mà người vay tiền cần phải trả thêm cho người cho vay. Nói cách khác, giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Cụ thể, lãi suất sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm nhân với số tiền gốc theo một thời gian cụ thể được quy ước giữa 2 bên (thường được tính theo tháng; hoặc theo năm). Tùy theo thỏa thuận mức lãi suất có thể cao hoặc thấp. Thậm chí có trường hợp “lãi suất là 0 đồng” hay “cho vay không lãi”.

Chính vì chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự nên quyền và thỏa thuận giữa các bên trong trường hợp này được tôn trọng tuyệt đối. Và mặc nhiên không được vi phạm vào quy định của pháp luật hiện hành. Khi phát sinh thêm tranh chấp thì pháp luật sẽ can thiệp bằng những chế tài cụ thể.

Lỡ cho vay lãi cao có đòi nợ được không
Lỡ cho vay lãi cao có đòi nợ được không

Mức lãi suất cho vay theo quy định là bao nhiêu?

Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về mức lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, mức lãi suất trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Ngoại trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác… Nếu lãi suất theo thỏa thuận giữa các bên vượt quá lãi suất giới hạn là 20% thì chỉ áp dụng mức lãi suất 20%. Mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực.

Như vậy, lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là 1,666%/tháng. Nếu mức lãi suất thỏa thuận vượt quá mức lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép thì khi xảy ra tranh chấp phần lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Trường hợp bên vay không trả được nợ và phía bên cho vay khởi kiện ra tòa án. Pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi của bên cho vay trong phạm vi lãi suất mà pháp luật cho phép. Phần vượt quá lãi suất sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là gì?

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Trong đó người vay phải trả mức lãi suất cao hơn nhiều lần mức lãi suất dân sự quy định.

Theo Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 :

Người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất theo Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà vi phạm
  • Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm,

Bên cạnh đó, người này chỉ bị truy cứu hình sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có năng lực trách nhiệm hình sự: về tuổi, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
  • Thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý

Lỡ cho vay lãi cao có đòi nợ được không?

Theo khoản 1 điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015; trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay; trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Căn cứ vào quy định nêu trên; trong trường hợp bạn cho người khác vay với mức lãi suất 36%/năm thì bên vay có nghĩa vụ trả tiền gốc và lãi suất vay 20%/năm cho bạn; đối với phần lãi suất vượt quá (36% – 20% = 16%) sẽ không có hiệu lực.

Như vậy; bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bên vay trả tiền gốc và lãi suất như trên cho bạn; trường hợp bên vay không đồng ý thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho mình.

Lỡ cho vay lãi cao có đòi nợ được không
Lỡ cho vay lãi cao có đòi nợ được không

Mức lãi phải trả khi đến hạn chưa trả hết nợ

Đối với hợp đồng vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả; hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi gồm có:

– Lãi trên nợ gốc (lãi trong hạn đối với hợp đồng vay có lãi, có kỳ hạn; lãi trong thời hạn từ thời điểm vay đến thời điểm yêu cầu trả nợ đối với hợp đồng vay có lãi, không kỳ hạn) = (nợ gốc chưa trả) x (lãi suất theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm hoặc 50% mức lãi suất giới hạn của 20%/năm nếu không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất tại thời điểm trả nợ) x thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc. 

– Lãi trên nợ lãi chưa trả = (nợ lãi chưa trả) x (50% mức lãi suất giới hạn của 20%/năm) x thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc.

– Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất vay do các bên thỏa thuận) x thời gian chậm trả nợ gốc.

Xử phạt khi lãi suất cho vay vượt mức quy định

Lãi suất cho vay vượt mức quy định có thể bị xử phạt về tội cho vay nặng lãi. Tùy vào mức độ của hành vi cho vay nặng lãi. Người có hành vi phạm tội có thể bị xử phạt hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính

Đối với hành vi chưa đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Có thể bị xem xét xử phạt hành chính theo căn cứ tại điểm d, khoản 3, điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Áp dụng trong trường hợp cho vay tiền có cầm cố tài sản; nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Để một đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay nặng lãi. Tội phạm đã xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước về tín dụng. Cụ thể là trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ; xâm phạm đến lợi ích của công dân. Tại Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định khung hình phạt như sau:

+ Cho vay lãi gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự; thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên. Phạt tiền từ 50.000.000 đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 

+ Cho vay lãi gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự; thu lợi bất chính chưa đến 30.000.000 đồng; nhưng trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho vay lãi nặng này; hoặc đã bị kết án về tội cho vay lãi nặng, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 

+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Lỡ cho vay lãi cao có đòi nợ được không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam; đăng ký bảo hộ thương hiệu; giải thể công ty; xác nhận độc thân ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cho vay tiền không viết giấy có đòi được lại không?

Việc cho vay tiền không viết giấy có thể sẽ không ảnh hưởng đến việc bên cho vay yêu cầu bên vay trả nợ. Trường hợp này để lấy lại được số tiền đã cho vay khi con nợ chống đối; không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Hành vi này có thể bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bạn có quyền khởi kiện ra tòa án để yêu cầu tòa án giải quyết.

Mức lãi suất pháp luật quy định trong trường hợp các bên không có thỏa thuận là bao nhiêu?

Đối với Hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ; hoặc trả không đầy đủ. Bên cho vay có quyền cầu trả tiền lãi với mức lãi suất. Theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 (50% mức lãi suất không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay) trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác; hoặc pháp luật có quy định khác.

Lãi suất tối đa theo quy định Bộ luật dân sự?

Điều 468 BLDS năm 2015 quy định:
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.