Mẹ và bố dượng không kết hôn thì con được thừa kế tài sản chung không?

12/04/2022
649
Views

Chào Luật sư. Mẹ tôi và bố dượng không đăng ký kết hôn, từng mua chung một mảnh đất, do mẹ tôi đứng tên. Trước đây, bố dượng có nhà trên thành phố, đã bán và cho các con riêng của ông. Ông muốn mảnh đất mua chung với mẹ, sẽ cho con riêng của mẹ, tức là tôi và em trai. Giờ, mẹ tôi không muốn xảy ra tranh chấp với con riêng của dượng sau này nên đề nghị ông viết di chúc để lại toàn bộ nhà đất cho bà. Ông bảo sẽ viết nhưng cứ khất lần. Mẹ và bố dượng không kết hôn thì con được thừa kế tài sản chung không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

Căn cứ pháp lý

Quyền thừa kế là gì?

Theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015, Quyền thừa kế được quy định như sau:

– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

– Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Từ quy định trên có thể hiểu, Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau: quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật và quyền được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản.

Mẹ và bố dượng không kết hôn thì con được thừa kế tài sản chung không

Đối tượng của quyền thừa kế

Về đối tượng của quyền thừa kế là tài sản thuộc sở hữu của người chết để lại cho người còn sống (di sản thừa kế). Tài sản theo Điều 105 BLDS 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và hình thành trong tương lai.

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Ngoài ra, tài sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Tài sản chung của vợ chồng là gì?

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ; chồng tạo ra; thu nhập do lao động; hoạt động sản xuất; kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Tóm lại tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.  Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình; thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Việc xác lập; thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình; việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc; thoả thuận; trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Mẹ và bố dượng không kết hôn thì con được thừa kế tài sản chung không?

Với quy định nói trên, quan hệ giữa mẹ bạn và cha dượng của bạn không được coi là quan hệ hôn nhân. Tài sản có được trong thời gian chung sống không phải là tài sản chung vợ chồng.

Theo như bạn trình bày, mẹ bạn và cha dượng mua chung một mảnh đất, do mẹ bạn đứng tên. Như vậy, trên phương diện pháp luật, mẹ bạn là chủ sử dụng hợp pháp thửa đất, được pháp luật công nhận. Cha dượng không có quyền lợi với thửa đất này.

Trường hợp mẹ bạn có nguyện vọng sang tên (tặng cho) thửa đất cho hai anh em bạn thì có thể liên hệ với tổ chức công chứng nơi có đất để xác lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và đăng ký biến động theo quy định của pháp luật. Hai anh em bạn sẽ cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được cấp.

Đối với thửa đất bạn mua nhưng nhờ mẹ đứng tên, để sang tên sang cho anh em bạn, mẹ bạn và hai anh em bạn cũng thực hiện các thủ tục pháp lý tương tự như đối với thửa đất thứ nhất (thửa đất mẹ bạn mua)

Trường hợp cha dượng chết mà các con của ông ấy có tranh chấp với anh em bạn về di sản thừa kế mà cha họ để lại thì họ phải chứng minh cha họ và mẹ bạn là đồng sở hữu tài sản (quyền sử dụng đất) của thửa đất đó.

Mẹ và bố dượng không kết hôn thì con được thừa kế tài sản chung không

Cách chia thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền thừa kế tài sản, phân định di sản cho từng người thừa kế và giao nghĩa vụ cho người thừa kế,…

Cách xác định di chúc hợp pháp hay không?

Nếu có di chúc, những người thừa kế phải tiến hành chia di sản thừa kế theo ý chí của người lập di chúc được thể hiện trong di chúc.

Tuy nhiên cần xác định được di chúc có hợp pháp hay không?

Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ về trường hợp di chúc hợp pháp tại Khoản 1 Điều 630 như sau:

“Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”

Đặc biệt trước khi chia thừa kế theo di chúc cần phải lưu ý hình thức của di chúc.

Về mặt hình thức, người lập di chúc có thể tự viết tay, ký và điểm chỉ trong trường hợp không công chứng chứng thực hoặc nhờ người khác đánh máy và ký, điểm chỉ vào di chúc nhưng phải có ít nhất 2 người làm chứng và có công chứng, chứng thực.

Trong trường hợp, tính mạng của người để lại di chúc bị đe dọa, có thể lập di chúc miệng nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng và được công chứng và chứng thực trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày kể từ ngày người để lại di chúc tuyên bố ý chí cuối cùng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẹ và bố dượng không kết hôn thì con được thừa kế tài sản chung không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanhđăng ký bảo vệ thương hiệuhợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giaocấp phép bay flycamhợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giaodịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ tạm ngừng kinh doanhdịch vụ luật sư thành lập công ty giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người dưới 18 tuổi có được lập di chúc không?

Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền được lập di chúc. Người ở độ tuổi này có thể tự chủ về tài sản của mình; tuy nhiên việc lập di chúc ở độ tuổi này cần được kiểm soát chặt chẽ vì tuy có tài sản riêng; nhưng mặt nhận thức vẫn còn nhiều hạn chế.

Quyền thừa kế của con riêng theo pháp luật hiện hành ra sao?

Con riêng cũng có quyền để thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 BLDS 2015. Trường hợp này được hiểu rằng nếu con riêng của bố dượng, mẹ kế để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với họ thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.


Có được thừa kế bất động sản không?

Di sản thừa kế được pháp luật quy định là tài sản hợp pháp của người đã mất. Tài sản hợp pháp gồm
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Như vậy theo quy định trên, bất động sản được xem là tài sản hợp pháp. Và theo các quy định pháp luật đã nêu trên bất dộng sản sẽ được coi là di sản thừa kế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.