Thừa kế thế vị là gì? Điều kiện hưởng thừa kế thế vị

14/04/2022
Mẫu biểu thông tư 40/2021/TT-BTC mới
699
Views

Theo nguyên tắc chung trong luật thừa kế tài sản, người thừa kế là người còn sống vào thời điểm thừa kế. Nhưng pháp luật thừa kế nước ta còn quy định trường hợp khi con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu của người đó được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống. Để hiểu hơn về thừa kế thế vị là gì? Điều kiện hưởng thừa kế thế vị như thế nào? Luật sư X mời bạn đọc bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Thừa kế thế vị là gì?

Trước hết, cần phải hiểu thừa kế chính là việc tài sản thuộc sở hữu của người chết được giao lại cho những người còn sống qua sự định đoạt của chính họ bằng di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:

Người còn sống để hưởng di sản thừa kế được xác định:

– Còn sống tại thời điểm người đó chết

– Người thành thai trước khi người đó chết, sau khi sinh ra còn sống. 

Như vậy, theo quy định này, có thể xác định người thừa kế của người chết nếu chết trước hoặc cùng lúc với người đó thì về nguyên tắc sẽ mất quyền hưởng di sản, vì họ không còn là “người còn sống”. Tuy nhiên, nếu như người này là con của người để lại di sản thừa kế thì quyền của họ vẫn sẽ được duy trì nếu như vào thời điểm người này chết, họ đang có con hoặc cháu nội, ngoại (nếu con cũng đã chết) bởi lúc này những người con hoặc cháu nội, ngoại đó của họ sẽ thế vị để hưởng phần di sản mà họ đáng lẽ được hưởng nếu còn sống (Theo Điều 619 Bộ luật dân sự 2015).

Từ đó, có thể hiểu, thừa kế thế vị chính là việc phần di sản mà người con chết trước hoặc cùng lúc với bố hoặc mẹ sẽ được hưởng nếu còn sống được chuyển giao cho các con hoặc cháu nội, ngoại (nếu như không có con còn sống) của người con đã chết đó. 

Điều kiện hưởng thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị thực chất là mối quan hệ giữa người được thế vị (người con của người chết để lại di sản) và người thế vị (cháu, chắt của người chết để lại di sản thừa kế) đối với tài sản mà của người chết để lại. Do đó, trường hợp thừa kế thế vị sẽ phát sinh khi có các điều kiện sau:

– Người được thế vị phải là người con có đủ điều kiện hưởng thừa kế của người đã chết: Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, con đẻ, con nuôi là một trong nhưng đối tượng được ưu tiên đầu tiên hưởng thừa kế. Tuy nhiên, luật cũng quy định một số trường hợp họ không được quyền hưởng di sản tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, do đó nếu người con đã chết cùng lúc với bố, mẹ thuộc những trường hợp này thì những người thế vị của họ cũng sẽ không được hưởng di sản thừa kế, cụ thể đó là các trường hợp sau:

+ Ngược đãi, hành hạ, làm người để lại di sản bị chết hoặc tổn hại sức khỏe hoặc xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự đã bị kết án.  

+ Không thực hiện việc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản đúng với nghĩa vụ mà người con phải thực hiện. 

Thừa kế thế vị là gì? Điều kiện hưởng thừa kế thế vị

+ Cố ý thực hiện hành vi nhằm giết người thừa kế khác để hưởng di sản. 

+ Có những hành vi làm cho người để lại di chúc không lập được di chúc hoặc làm di chúc không đúng ý chí của người để lại di sản nhằm hưởng di sản của họ. 

– Người thế vị phải là người đời sau có quan hệ dòng máu trực hệ với người được thế vị (là con đẻ, cháu ruột)

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, con nuôi và cha mẹ nuôi là những người thừa kế hàng đầu của nhau. Tuy nhiên, đối với vấn đề thế vị của những người được người con, con nuôi này nhận nuôi lại chưa có cơ sở pháp lý nào công nhận, con nuôi của con cũng không thể đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ người đó.

– Người được thế vị phải là người chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thừa kế: Bởi trường hợp nếu người con này chết sau sẽ đặt ra vấn đề quyền thừa kế của người con này đối với di sản của người chết vẫn được công nhận. Do đó, khi người này chết đi, các con hoặc cháu nội, ngoại của người con này sẽ được thừa kế theo hàng thừa kế chứ không đặt ra vấn đề thế vị. Do vậy,  thừa kế thế vị chỉ phát sinh khi người thừa kế của người chết đã chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Luật quy định điều này nhằm bảo đảm quyền lợi cho những người có dòng máu trực hệ với người chết.  

– Thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi hàng thừa kế thứ nhất của người đã chết vẫn còn những người khác: Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, khi người chết để lại di sản thừa kế nhưng không có di chúc thì cha, mẹ, vợ, con của họ sẽ là hàng thừa kế thứ nhất được hưởng. Khi những người này không có ai còn sống thì những người ở hàng thừa kế thứ hai sẽ được hưởng. Do vậy, thừa kế thế vị chỉ phát sinh khi ở hàng thừa kế thứ nhất của người chết vẫn đang có người còn sống.

Hồ sơ khai nhận hưởng thừa kế thế vị

Hồ sơ khai nhận hưởng di sản thừa kế thế vị gồm:

– Hồ sơ khai nhận di sản của người thừa kế:

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của từng người

+ Hộ khẩu

+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân

+ Hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện);

+ Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người hưởng di sản thừa kế.

+ Giấy chứng tử của bố hoặc mẹ

– Hồ sơ pháp lý của người đề lại di sản thừa kế:

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản (hoặc) giấy báo tử (hoặc) bản án tuyên bố đã chết

+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân

+ Di chúc 

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở; Giấy phép mua bán, chuyển dịch nhà cửa – hợp thức hóa do UBND quận/huyện cấp có xác nhận của Phòng thuế trước bạ và thổ trạch; Văn tự bán nhà được UBND chứng nhận (nếu có); Biên lai thu thuế nhà đất (nếu có)

+ Giấy phép xây dựng (nếu có)

+ Biên bản kiểm tra công trình hoàn thành (nếu có)

+ Bản vẽ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện, đã được UBND hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường xác nhận kiểm tra nội nghiệp, quy hoạch (nếu có)

+ Giấy tờ về tài sản khác (Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy xác nhận của ngân hàng mở tài khoản, giấy đăng ký xe ô tô, cổ phiếu…).

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thừa kế thế vị là gì? Điều kiện hưởng thừa kế thế vị”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Bản chất của thừa kế thế vị là gì?

Một người cha (mẹ) có bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đó (cháu của ông bà) sẽ được hưởng thừa kế thế vị của ông bà nếu cha mẹ chết trước ông bà. Tất cả những người con này chỉ được hưởng một suất thừa kế mà lẽ ra cha hoặc mẹ của những người này được hưởng nếu còn sống. Tương tự như vậy, nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì (tất cả) chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Con nuôi có được hưởng thừa kế thế vị không?

Theo quy định tại Điều 653 Bộ luật dân sự 2015 thì:
“Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”
Vấn đề quyền và nghĩa vụ của người đang là con nuôi của người khác trong mối quan hệ với gia đình cha mẹ để của mình được quy định rất khác nhau qua các thời kì.
Tuy nhiên, về mối quan hệ giữa con nuôi với gia đình cha mẹ nuôi thì hiện nay lại đang còn khá nhiều ý kiến tranh cãi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.