Lao động không được doanh nghiệp đóng bảo hiểm xử lý như thế nào?

23/10/2021
Lao động không được doanh nghiệp đóng bảo hiểm xử lý như thế nào
733
Views

Bảo hiểm là một trong những biện pháp bảo đảm quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người lao động lại không biết rõ về lợi ích khi tham gia bảo hiểm và nghĩa vụ đóng bảo hiểm của doanh nghiệp cho người lao động.Để rồi từ đó, nhiều doanh nghiệp lợi dụng vấn đề này để trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm. Vậy Lao động không được doanh nghiệp đóng bảo hiểm xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích, làm sáng tỏ cho câu hỏi này. 

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Các loại bảo hiểm mà doanh nghiệp phải đóng cho người lao động là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Trong đó; bảo hiểm bắt buộc với người lao động bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc cho người lao động đã ký hợp đồng từ đủ 03 tháng trở lên. 

Các loại bảo hiểm bắt buộc phải đóng trong doanh nghiệp bao gồm:

Bảo hiểm xã hội:

Mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động được tính theo công thức sau:

Mức đóng BHXH = Tỷ lệ đóng x Mức tiền lương tháng đóng BHXH. 

Trong đó; doanh nghiệp phải đóng 18% và người lao động đóng 8% mức lương của người lao động.

Bảo hiểm y tế:

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014; và căn cứ Nghị định 146/2018/NĐ-CP; người lao động và người sử dụng lao động thuộc nhóm đối tượng tham gia đóng bảo hiểm y tế. Trong đó người sử dụng lao động phải đóng 3% và người lao động phải đóng 1,5%.

Bảo hiểm thất nghiệp

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 43 Luật Việc làm năm 2013. Theo đó; nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này thì sẽ bắt buộc đóng bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng 1% và người lao động đóng 1% từ tiền lương, tiền công hàng tháng để đóng BHYT…

Ba loại bảo hiểm trên là các bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp; do đó người lao động cần lưu ý khi thỏa thuận, ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp để bảo đảm quyền lợi của mình. Bên cạnh đó; người lao động cũng không được phép thỏa thuận với người sử dụng lao động để không đóng bảo hiểm xã hội. Vì mục đích pháp luật quy định như vậy để bảo đảm quyền lợi của người lao động; những người bỏ sức lao động làm việc và thường yếu thế hơn so với người sử dụng lao động.

Lao động không được doanh nghiệp đóng bảo hiểm xử lý như thế nào?

Trong trường hợp doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho người lao động, tức là đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:

“ Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm:

  1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
  2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”

Doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; theo đó doanh nghiệp không đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 ngày trở lên thì sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng; chậm đóng và phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Bên cạnh đó; tùy từng trường hợp doanh nghiệp còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Như vậy; ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng, tiền lãi thì doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho người lao động còn có thể bị xử phạt hành chính tương ứng với mức độ vi phạm. Ngoài ra, cũng theo quy định của Nghị định này, người lao động không được phép có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiên từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. 

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Lao động không được doanh nghiệp đóng bảo hiểm xử lý như thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Trường hợp nếu hành vi trốn đóng BHXH đủ yếu tố cấu thành tội phạm; thì có thể bị xử lý hình sự theo Điều 216 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; với mức phạt tiền cao nhất lên đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù lên đến 7 năm. Ngoài ra; có thể bị áp dụng hình phạt tiền bổ sung lên đến 100 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc công việc nhất định lên đến 5 năm.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì.

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013). Theo quy định pháp luật thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm này.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Điều 42 Luật Việc làm 2013 đặt ra 04 chế độ quyền lợi cho người tham gia, đó là:
Trợ cấp thất nghiệp;
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
– Hỗ trợ học nghề;
– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận