Cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh bảo hiểm là gì?

19/10/2021
Cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh bảo hiểm
917
Views

Thị trường bảo hiểm ở nước ta trong những năm gần đây vô cùng sôi động; và đa dạng về cả số lượng tham gia lẫn các hình thức ở cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ; thuộc cả ba lĩnh vực bảo hiểm con người; bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Sự đa dạng này cùng với sự cạnh tranh gay gắt đã khiến các công ty bảo hiểm đã; và đang từng bước thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của các khách hàng. Tuy nhiên; hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh bảo hiểm cũng theo đó mà diễn ra ngày càng nhiều. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các nội dung liên quan vấn đề này qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh bảo hiểm là gì?

Theo khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh không lành mạnh năm 2018; quy định về khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:

“Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác”.

Như vậy; cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh bảo hiểm có thể hiểu là hành vi của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện trái lại các nguyên tắc; chuẩn mực kinh doanh bảo hiểm; gây ra những hậu quả, thiệt hại về quyền và lợi ích của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khác.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh bảo hiểm

Cạnh tranh là tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển và có những thay đổi tích cực. Tuy nhiên; nếu hành vi cạnh tranh vượt quá pháp luật cho phép thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực bảo hiểm như sau:

Hạ phí bảo hiểm

Việc hạ phí bảo hiểm nhằm có được thị phần; hay giành được dịch vụ không phải là hình thức cạnh tranh mới song lại đang trở thành công cụ cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm.

Tuy nhiên; dể giành được dịch vụ, nhiều công ty bảo hiểm sẵn sàng hạ phí bằng mọi giá mà không tính đến hiệu quả kinh doanh. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh nói trên bắt đầu lan trên diện rộng từ khi các công ty sử dụng những cán bộ nhân viên không có nghiệp vụ bảo hiểm; hay thực hiện chế độ khoán doanh thu phí bảo hiểm cho các chi nhánh, phòng bảo hiểm khu vực hay đại lý.

Kéo theo việc hạ phí bảo hiểm sẽ dẫn đến chất lượng của gói bảo hiểm đó sẽ không còn được đảm bảo nữa. Một sản phẩm rẻ hơn thông thường không thể có một chất lượng phục vụ tốt. Vì với mức phí bảo hiểm thấp; sản phẩm bảo hiểm đó không thể tái bảo hiểm được. Khi có tổn thất xảy ra; đặc biệt là với lô hàng có giá trị lớn, vượt quá khả năng thanh toán, hơn nữa lại không được tái bảo hiểm; khách hàng sẽ là người chịu nhiều thiệt thòi khi các quyền lợi bảo hiểm không được bảo đảm.

Tăng chi phí hoa hồng khai thác không đúng với quy định của nhà nước

heo quy định; khi ký được hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được phép chi từ 0,5% đến 20% hoa hồng (tùy loại hợp đồng) cho đại lý bảo hiểm; hoặc tối đa không quá 15% cho công ty môi giới bảo hiểm.

Tuy nhiên; trên thực tế, các đơn vị phải chi nhiều hơn để có được dịch vụ. Với tình trạng cạnh tranh như hiện nay; hoa hồng chi cao, phí bảo hiểm thấp và như vậy sẽ không đủ chi trả bồi thường cho khách hàng. Nếu xảy ra tổn thất phải bồi thường thì coi như hết lãi. Cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế phát triển nhưng lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm ngày càng thấp là một nghịch lý trong kinh doanh.

Mở rộng quá mức quyền lợi bảo hiểm không tính đến hiệu quả kinh doanh

Để có thể thâm nhập thị trường và nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần; ngoài cạnh tranh hạ phí bảo hiểm, tăng chi phí hoa hồng khai thác; các doanh nghiệp bảo hiểm còn áp dụng biện pháp mở rộng quá mức quyền lợi bảo hiểm để có thể dễ dàng ký kết được hợp đồng mà không tính đến hiệu quả kinh doanh.

Ví dụ; đối với bảo hiểm hàng hóa; các công ty môi giới bảo hiểm luôn đưa ra các điều khoản mở rộng trái tập quán bảo hiểm quốc tế như không áp dụng thu phí tàu già theo qui định đối với các tàu chở hàng nguyên chuyến.

Cạnh tranh thông qua sự can thiệp hành chính

Bên cạnh đó còn một số doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm sử dụng các biện pháp hành chính để gây sức ép; lôi kéo, ép buộc người tham gia bảo hiểm phải mua bảo hiểm; hoặc sử dụng dịch vụ môi giới bảo hiểm tại một doanh nghiệp, trái với quyền tự do lựa chọn và giao kết hợp đồng. Đó có thể là hành vi hỗ trợ tài chính với chi phí cao; chi phí triết khấu cao để lôi kéo việc tham gia bảo hiểm.

Nguyên nhân dẫn đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm còn khá nhiều hạn chế.

Do cạnh tranh gay gắt; các doanh nghiệp bảo hiểm đã hạ phí bảo hiểm; tăng phần trợ cấp cho các đại lý, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Công tác giải quyết bồi thường chưa được thực hiện tốt; chưa đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng khi gặp thiệt hại. Các sản phẩm bảo hiểm tuy đã đa dạng hơn trước; nhưng vẫn còn hạn chế, chưa phát triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng như thiên tai, nông nghiệp;…..

Bên cạnh yếu tố chủ quan từ các công ty, có thể thấy sự thiếu hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật; và công tác quản lý Nhà nước cũng đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của ngành bảo hiểm.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh bảo hiểm là gì?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng bảo hiểm là gì?

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Kinh doanh bảo hiểm là gì?

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm; trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Hoạt động môi giới bảo hiểm là gì?

Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời