Tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được quy định như thế nào?

10/09/2021
Làm thẻ bảo hiểm y tế mất bao lâu theo quy định mới?
689
Views

Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là một trong những hình thức tham gia bảo hiểm y tế phổ biến nhất hiện nay. Bảo hiểm y tế được hiểu là hình thức bảo hiểm bắt buộc; được áp dụng với các đối tượng theo Luật định; để chăm sóc sức khỏe; không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Vậy Khi tham gia bảo hiểm y tế với tư cách hộ gia đình; thì sẽ được những quyền lợi gì? Việc đăng ký theo phương thức này như thế nào? Dưới đây là nội dung về những vấn đề trên của Luật sư 247!

Căn cứ pháp lý:

Những người cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở được tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Căn cứ khoản 1, khoản 2 điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP; quy định những người có tên trong sổ hộ khẩu/sổ tạm trú hoặc cùng đăng ký thường trú/tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật; thì được tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Trừ trường hợp thuộc một trong các nhóm sau:

– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

– Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.

– Nhóm do ngân sách nhà nước đóng.

– Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.

– Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Do đó; những người cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở; được tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình giống tham gia bảo hiểm y tế tại công ty

Việc tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được Nhà nước thực hiện chính sách giảm; trừ khi nhiều người tham gia (số tiền đóng thấp); nhưng quyền lợi về bảo hiểm y tế vẫn như người lao động tham gia bảo hiểm y tế tại công ty (người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng).

Về mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định cụ thể tại điều 22 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014); như sau:

Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 2, 9 và 17 Điều 12 của Luật này;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 13 và 14 Điều 12 của Luật này;

d) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

3. Chính phủ quy định mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

Do đó:

Được hưởng 100% đối với Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; người có công với cách mạng; trẻ em dưới 6 tuổi.

Được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định; và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.

Được hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật; Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác không thuộc các trường hợp trên.

Đăng ký tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình ở đâu?

Đối với việc tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; việc đăng ký được thực hiện như sau:

Người dân đăng ký tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình tại trụ sở cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện, tỉnh; các đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: UBND cấp xã; Bưu điện; Hội đoàn thể…;

Câu hỏi thường gặp

Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Trong đó, hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình bao gồm những ai?

Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình bao gồm:
Người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, trừ những người thuộc nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng, do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách Nhà nước đóng, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng hoặc do người sử dụng lao động đóng.
Chức sắc; chức việc; nhà tu hành.
Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội; trừ đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc mà không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng.

Đăng ký tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình ở đâu?

Đối với việc tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình; việc đăng ký được thực hiện như sau:
Người dân đăng ký tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình tại trụ sở cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện, tỉnh; các đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: UBND cấp xã; Bưu điện; Hội đoàn thể…;

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về:

Tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được quy định như thế nào?

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.

Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:

Hotline: 0833.102.102

Xem thêm: Trẻ dưới 6 tuổi mất thẻ BHYT có được hưởng quyền lợi bảo hiểm?

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời