Lấn chiếm đất của người khác có bị phạt tù không?

08/11/2021
637
Views

Xin chào Luật sư, nhà tôi có mảnh đất vườn tạp không sử dụng đến. Mảnh đất của tôi cách xa nhà ở của tôi hiện tại. Do bận công việc nên thi thoảng tôi mới về dọn dẹp được. Hôm trước tôi về thì thấy đất nhà tôi đã bị hàng xóm bên cạnh lấn chiếm và xây tường rào. Chúng tôi có xảy ra tranh chấp nhưng chưa giải quyết được vấn đề. Tôi muốn hỏi Luật sư, hành vi lấn chiếm đất của người khác có bị phạt tù không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Luật Đất đai 2013

Nghị định 91/2019/ NĐ- CP

Nội dung tư vấn

Lấn chiếm đất đai đã không còn xa lạ với chúng ta. Hành vi này ngày càng trở nên phổ biến khi đất đai ngày càng hạn hẹp hơn. Vậy hành vi lấn chiếm đất của người khác có bị phạt tù hay không? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này:

Thế nào là hành vi lấn chiếm đất đai?

Hành vi này được quy định tại Nghị định 91/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo đó, hành vi lấn đất là hành vi lấn đất là việc mà người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc thời giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất mà không có sự cho phép của một trong hai chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; và người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó.

Hành vi Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp:

– Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

– Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức; cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

– Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng; (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

– Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất; cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định như trên; việc xây nhà trên phần đất lấn chiếm của người khác là hành vi vi phạm và bị xử lý theo quy định pháp luật.

Lấn chiếm đất là hành vi vi phạm pháp luật đất đai vì vậy việc lấn chiếm đất sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai?

Căn cứ quy định tại Điều 265 luật Đất đai về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản thì ranh giới này được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu; hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng và ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch do cơ quan nhà nước đã quy định; và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất. 

Khi xảy ra tranh chấp thì theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải; trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận; các bên có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở.

Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện hòa giải cơ sở là UBND cấp xã nơi có đất diễn ra tranh chấp.

Trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai UBND có thẩm quyền phải liên hệ với các cá nhân; tổ chức liên quan để tổ chức thực hiện hòa giải.

Cụ thể Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành; hoặc hòa giải không thành của UBND đó. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp; và lưu 01 bản tại UBND thực hiện giải quyết tranh chấp.

Nếu hòa giải thành, các bên có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện đúng như đã cam kết. Trong trường hợp có vi phạm hoặc không hòa giải thành; bên bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Thực hiện khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân

Sau khi hòa giải tại cơ sở mà các bên vẫn không giải quyết được tranh chấp thì có quyền thực hiện khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi có đất đang  tranh chấp để giải quyết.

Hồ sơ gồm:

+ Đơn khởi kiện;

+ Biên bản hòa giải;

+ Giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi kiện: bản sao sổ hộ khẩu, bản soa chứng minh thư,….;

+ Giấy tờ chứng minh căn cứ có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà: GCNQSDĐ; giấy tờ khác như biên lai nộp thuế sử dụng đất, giấy chuyển nhượng, mua bán quyền sử dụng đất, di chúc,… (trong trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ);

+ Giấy tờ tài liệu khác chứng minh yêu cầu khởi kiện (nếu có).

Người lấn chiếm đất đai của người khác sẽ phải chịu trách nhiệm gì?

Tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà người có hành vi lấn đất bị xử lý vi phạm hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 

  • Xử phạt hành chính:

Tùy thuộc vào từng loại đất và diện tích lấn chiếm mà người có hành vi vi phạm bị xử phạt bằng tiền với mức phạt là khác nhau và các biện pháp nhằm khắc phụ hậu quả; được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Trong trường hợp này, khi hàng xóm nhà bạn xây tường rào có lấn sang vườn nhà bạn. Thì theo đó, hàng xóm nhà bạn phải thực hiện tháo dỡ phần công trình lấn sang đất nhà bạn đồng thời bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

  • Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Người có hành vi lấn chiếm đất đai trái với các quy định của Nhà nước về quản lý; và sử dụng đất hoàn toàn có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 228 Bộ Luật Hình sự năm 2015 nếu có đủ các yếu tố sau:

– Về mặt khách quan:

Có hành vi lấn đất trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất mà thuộc một trong hai trường hợp sau:

+ Gây hậu quả nghiêm trọng;

+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

– Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý và sử dụng đất đai của Nhà nước; xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của người khác.

– Về mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội này với lỗi cố ý.

– Về chủ thể: Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Như vậy, nếu có đủ các yếu tố quy định như trên; thì hàng xóm nhà bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Lấn chiếm đất của người khác có bị phạt tù không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ để được cấp sổ đỏ đối với đất phần trăm như thế nào?

Khi làm tiến hành xin cấp sổ đỏ đối với đất phần trăm, người sử dụng đất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Theo mẫu).
Bản sao chứng minh thư nhân dân, bản sao sổ hộ khẩu.
Bản sao các giấy tờ chứng minh nguồn gốc về đất đai.

Trình tự thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ đối với đất phần trăm?

Người sử dụng đất 5% nộp hồ sơ tại UBND xã/phường nơi có đất. Sau đó, UBND xã/phường xem xét về nguồn gốc của đất, nhà ở và công trình trên đất. Sau đó, xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã trong thời gian 15 ngày.
Sau đó UBND xã nơi có đất lập tờ trình kèm theo hồ sơ; gửi UBND cấp huyện đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Trả lời