Cướp và đập phá tài sản tại trụ sở công an bị xử lý như nào?

08/11/2021
Cướp và đập phá tài sản tại trụ sở công an bị xử lý như nào?
382
Views

Vào khoảng 21 giờ ngày 2/11/2021; Lê Cước (1985) đã bị công an xã Long Tân tạm giữ chứng minh thư và xe môtô; vì không đội mũ bảo hiểm và không đeo khẩu trang. Sau khi rời khỏi trụ sở; Cước nhờ Nguyễn Xuân Lĩnh (1993) mang vũ khí đến. Sau đó; Lĩnh đã rủ thêm Dương Tấn Dũng (1997); Trần Long (1987) và Ngô Văn Công (1990); cùng đến gặp Cước. Vào lúc 23h10 cùng ngày; các đối tượng vào trụ sở Công an; dùng hung khí đập vỡ 5 cửa kính; 1 màn hình máy tính Dell; 1 cây quạt hiệu Senko và 1 xe môtô; sau đó; bẻ khóa cổ xe của Cước mà Công an xã Long Tân đã tạm giữ; đem về nhà trọ tại cất giấu. Công an huyện Nhơn Trạch đã liên quan đã ra quyết định tạm giữ hình sự 5 đối tượng trên.

Vậy hành vi của Cướp và đập phá tài sản tại trụ sở công an bị xử lý như nào? Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này!

Căn cứ pháp luật

Bộ luật hình sự năm 2015; sửa đổi bổ sung năm 2017.

Nội dung tư vấn

Đối với hành vi bẻ khóa rồi cướp lấy xe máy và hành vi đập phá cửa kính; máy tính tại công an xã của nhóm thanh niên trên; sẽ bị xử lý hình sự về 02 tội là Tội cướp tài sản quy định tại Điều 168; và Tội hủy cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự.

Dấu hiệu pháp lý tội cướp tài sản

Chủ thể

Người phạm tội cướp tài sản phải là người đủ từ 14 tuổi trở lên và khi thực hiện hành vi phạm tội không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác; làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Khách thể

Khách thể của tội phạm bao gồm cả quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân.

Khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân; thông qua đó người phạm tội xâm phạm khách thể là quan hệ tài sản. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của tội cướp tài sản. Nếu chỉ xâm phạm đến một trong hai quan hệ xã hội thì chưa phản ảnh đầy đủ bản chất của tội cướp tài sản.

Mặt chủ quan

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

Mục đích của người phạm tội là chiếm đoạt tài sản.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan:

  • Hành vi dùng vũ lực như: Đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém…
  • Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc. Ví dụ: dí dao vào cổ, dí súng vào đầu yêu cầu người bị hại giao ngay tài sản nếu không sẽ bị đâm, bị bắn ngay lập tức. Đây là dấu hiệu rất quan trong để phân biệt tội cướp tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản; nếu đe doạ dùng vũ lực nhưng không ngay tức khắc thì đó là dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản.
  •  Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.

Hậu quả: đối với tội cướp tài sản; hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc. Hậu quả của tội phạm chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc chỉ là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt.

Hình phạt

Khung 1

Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Khung 2

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; đối với các hành vi:

  • Có tổ chức
  • Có tính chất chuyên nghiệp
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%
  • Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi; phụ nữ mà biết là có thai; người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; đối với các hành vi:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4

Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân; đối với các trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên
  •  Làm chết người
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng; phạt quản chế; cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dấu hiệu pháp lý tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Chủ thể

Chủ thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản phải là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự; người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều luật; vì 02 khoản này chỉ là tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng. Nhưng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 3 và khoản 4 của Điều luật vì 02 khoản này là tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Khách thể

Khách thể của tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân; mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

Mặt chủ quan

Người phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.

Người phạm tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau như: để trả thù, vì ghen tuông… nhưng chủ yếu là vì tư thù. Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành; mà nó chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tính chất; mức độ nguy hiểm của tội phạm.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan: Hủy hoại là làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản không còn như lúc ban đầu. Làm hư hỏng tài sản: là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản và giá trị sử dụng bị giảm đó có thể khôi phục được.

Hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau; tuỳ thuộc vào thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện như: Đốt cháy; đập phá; dùng thuốc nổ;…

Hậu quả: là yếu tố bắt buộc phải có ở tội này. Tội phạm này không có giai đoạn phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội.

Hình phạt

Khung 1

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với các hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác:

  • Trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
  • Dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tài sản là di vật, cổ vật.

Khung 2

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; đối với các trường hợp:

  • Có tổ chức.
  • Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.
  • Tài sản là bảo vật quốc gia.
  •  Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác.
  • Để che giấu tội phạm khác.
  • Vì lý do công vụ của người bị hại.
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Khung 4

Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Trường hợp chuẩn bị phạm tội

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy đối với hành vi cướp và đập phá tài sản tại trụ sở công an xã của nhóm thanh niên trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 02 tội danh là Tội cướp tài sản và Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Và tùy theo tính chất mức độ nguy hiểm sẽ có bản án tổng hợp hình phạt thích đáng cho nhóm thanh niên trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cướp và đập phá tài sản tại trụ sở công an bị xử lý như nào?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cướp giật tài sản là gì?

Cướp giật tài sản là hành vi công khai; nhanh chóng chiếm lấy tài sản trong tay người khác hoặc đang trong sự quản lý của người có trách nhiệm quản lý về tài sản; rồi nhanh chóng tẩu thoát.

Trách nhiệm bồi thường dân sự?

– Đền bù lại tài sản cùng loại với tài sản đã bị làm hủy hoại hoặc hư hỏng.
– Đền bù phần lợi ích chính đáng gắn với việc sử dụng; khai thác bị mất hoặc bị giảm sút khi tài sản bị hủy hoại; hỏng hóc.
– Đền bù chi phí mà bên bị hại phải bỏ ra để ngăn chặn; khắc phục thiệt hại.
– Các chi phí đền bù với những thiệt hại thực tế khác.

Thế nào là trộm cắp tài sản?

Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lí. Trộm cắp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội; xâm phạm quyền sở hữu của người khác. 

5/5 - (5 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời