Hợp thức hóa nhà đất được thực hiện như thế nào?

01/11/2021
Hợp thức hóa nhà đất được thực hiện như thế nào?
1814
Views

Hợp thức hóa nhà đất là một trong những dịch vụ cần thiết và được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày. Đối với người Việt Nam, việc có một căn nhà, mảnh đất; sử dụng hợp pháp và đầy đủ các quyền năng sở hữu đối với căn nhà, mảnh đất đó không chỉ là ước mơ mà còn là động lực cố gắng mỗi ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các vấn đề liên quan đến hợp thức hóa cũng như luật định. Bài viết dưới đây Luật Sư 247 sẽ làm rõ về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hợp thức hóa nhà đất là gì?

Hợp thức hóa nhà đất là một thuật ngữ dân gian để chỉ việc thực hiện các thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với người đang sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo quy định hiện hành và cả trước đây của Nhà nước ban hành, không có bất cứ khái niệm nào mô tả chi tiết về hợp thức hóa nhà đất. Tuy nhiên có thể hiểu rằng. hái niệm về hợp thức hóa nhà có thể được hiểu là việc ghi nhận trên các văn bản pháp lý về sự tồn tại hợp pháp của nhà ở sau khi xây dựng, giao dịch, sửa chữa so với tình trạng pháp lý trước đó của căn nhà.

Điều kiện để được hợp thức hóa nhà đất

  • Hồ sơ hợp thức hóa nhà đất được coi là phù hợp chỉ khi đảm bảo những điều kiện hợp thức hóa. Một trong các điều kiện đầu tiên để được xem xét cấp giấy chứng nhận là bất động sản phải được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch.
  • Ngoài ra cần phải được xác nhận về nguồn gốc, thời điểm xây dựng và sử dụng đất. Xác minh giấy phép xây dựng có phù hợp; hoặc những trường hợp nhà xây dựng sai phép, không phép đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm xây dựng hay chưa để hoàn thành hồ sơ để có thể hợp thức hóa nhà đất.

Những giấy tờ cần có trong hồ sơ hợp thức hóa nhà đất

Biểu mẫu theo quy định của Nhà nước

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở cũng như tài sản gắn liền với nhà đất.
  • Bộ hồ sơ kê khai thuế.

Giấy tờ chứng minh về nguồn gốc nhà đất

  • Giấy tờ mua bán, cho tặng nhà, đất bằng giấy tay.
  • Giấy tờ được cấp nhà đất từ những đơn vị như trường học, bệnh viện; hay đơn vị Nhà nước cho cán bộ, nhân viên của mình.
  • Các giấy tờ được cấp từ chế độ cũ.
  • Kê khai nhà đất năm 1977, 1999.
  • Quyết định cấp số nhà, hợp đồng điện nước hay các quyết định xử phạt vi phạm hành chính,…
  • Các loại giấy tờ được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.

Hồ sơ kỹ thuật

Một loại giấy tờ tiếp nữa mà bạn cần chuẩn bị đó là hồ sơ kỹ thuật liên quan đến nhà đất. Cụ thể là bản vẽ sơ đồ nhà đất hoặc bản vẽ hiện trạng nhà đất.

Các loại giấy tờ nhân thân

Phần giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ hợp thức hóa đó chính là các loại giấy tờ nhân thân. Bao gồm:

  • Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Hộ khẩu.
  • Đăng ký kết hôn.

Quy trình thực hiện thủ tục hợp thức hóa nhà đất

Bước 1: Liên hệ, làm thủ tục

Đầu tiên, bạn cần liên hệ cũng như thực hiện thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền. Tùy theo từng địa phương mà bạn đến:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã, phường.
  • Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Cơ quan Nhà nước cung cấp hồ sơ kỹ thuật

Sau khi tiếp nhận được nhu cầu, hồ sơ của bạn. Đơn vị chức năng sẽ dựa vào bản đồ địa chính khu đất của khu vực quản lý để cung cấp cho bạn hồ sơ kỹ thuật thửa đất.

Bước 3: Lập bản vẽ hiện trạng nhà đất

Tiếp đến, bạn cần liên hệ với đơn vị có chức năng để đo đạc; lập nên bản vẽ hiện trạng của bất động sản dựa trên cơ sở hồ sơ kỹ thuật thửa đất đã có.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ

Khi đã có bản vẽ kỹ thuật hiện trạng nhà đất, bạn hãy hoàn thiện hồ sơ của mình với các loại giấy tờ như đã kể trên.

Bước 5: Cơ quan Nhà nước tiến hành kiểm tra

Sau khi tiếp nhận hồ sơ của bạn, cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra thực trạng vị trí nhà đất. Như vị trí, hình thể, diện tích,… cũng như các thông tin liên quan.

Bước 6: Xét duyệt

Khi hồ sơ đầy đủ, đúng, chính xác. Chỉ sau không quá 30 ngày là bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận sở hữu theo quy định.

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn về Hợp thức hóa nhà đất được thực hiện như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Sổ đỏ bị mất được cấp lại không?

Theo Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Khi bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ.

Có được hợp thức hóa phần đất đã lấn chiếm?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Trường hợp sử dụng đất lấn sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp thì nhà nước sẽ thu hồi đất để trả lại cho mục đích ban đầu;
– Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn chiếm không còn sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp thì nhà nước xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luât nếu sử dụng đất ổn định mà không có tranh chấp.

Sở hữu đất qua đấu giá có được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Căn cứ điều 99 Luật đất đai 2013; các trường hợp đất có được thông qua đấu giá quyền sử dụng đất sẽ được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trừ trường hợp pháp luật quy định không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Trả lời