Làm việc toàn thời gian là gì?

04/08/2023
Làm việc toàn thời gian là gì?
553
Views

Hiện nay, nhiều bạn sinh viên năm cuối hoặc mới ra trường có mong muốn tìm công việc làm việc toàn thời gian vì các bạn gần như đã kết thúc chương trình học. Công việc có thời gian đem đến nhiều quyền lợi cho người lao động, chẳng hạn như về lương, bảo hiểm xã hội,… Hiện nay cũng có rất nhiều công ty mong muốn tìm những nhân viên có thể làm việc toàn thời gian vì tính chất công việc cần có sự tổ chức, liên tục và chặt chẽ. Vậy làm việc toàn thời gian là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!

Làm việc toàn thời gian là gì?

Toàn thời gian (full time) là công việc làm theo giờ hành chính hoặc theo ca 8 tiếng mỗi ngày. Công việc này chỉ dành cho những người đã đi làm, không tính học sinh, sinh viên làm thêm. Khi làm việc toàn thời gian, nhân sự sẽ được hưởng chế độ lương cứng, thưởng, chế độ đãi ngộ khác và đóng bảo hiểm theo đúng luật pháp.

Sự khác biệt giữa làm việc toàn thời gian và bán thời gian

Làm việc toàn thời gian là gì và khác gì với bán thời gian? Việc làm bán thời gian hay việc làm thời vụ cho phép bạn linh hoạt giờ làm việc và mức thù lao tương ứng với hiệu quả làm việc (không cố định) của bạn.

Trong khi đó, việc làm toàn thời gian cố định bạn vào một khung giờ nhất định. Công việc này yêu cầu bạn đạt được các chỉ tiêu đã đề ra trong hợp đồng hoặc KPI hàng tháng. Kèm theo trách nhiệm cao là các chế độ đãi ngộ đặc biệt tùy theo sự thỏa thuận của bạn với công ty.

Làm việc toàn thời gian là gì?
Làm việc toàn thời gian là gì?

Tại sao nên làm việc toàn thời gian?

Bảo hiểm

Một trong những lợi ích của việc làm toàn thời gian chính là chế độ đóng bảo hiểm. Bạn sẽ được công ty đóng BHXH, BHYT theo đúng quy định của pháp luật. Đây chính là quyền lợi của các nhân sự khi làm việc tại công ty. Với chế độ bảo hiểm được doanh nghiệp cung cấp, nhân sự sẽ được bảo vệ cả về mặt tài chính và sức khỏe.

Chế độ đãi ngộ

Những chế độ đãi ngộ cho nhân viên làm việc toàn thời gian là gì? Bên cạnh các chi phí bảo hiểm, doanh nghiệp còn dành cho nhân sự các đãi ngộ vô cùng hấp dẫn như:

  • Các hoạt động dã ngoại miễn phí
  • Các chế độ tập luyện thể thao miễn phí
  • Các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu
  • Đồ ăn, nước uống, trong khi làm việc và ngoài giờ
  • Các khu vực và thời gian giải trí trong và ngoài giờ làm
  • Phương tiện đưa đón nhân viên đi và về
  • Các mức thưởng hấp dẫn khác

Đương nhiên, không phải công ty nào cũng có cùng các chế độ đãi ngộ như nhau. Tùy thuộc quy mô, cách thức hoạt động, văn hóa doanh nghiệp mà mỗi một công ty sẽ có chế độ đãi ngộ khác nhau. Bên cạnh đó, các chế độ này cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mức doanh thu của doanh nghiệp.

Lương ổn định

Khác với công việc bán thời gian lương bấp bênh khi cao khi thấp, việc làm full-time đem lại cho bạn mức thu nhập ổn định hơn. Tùy thuộc vào từng công việc, thu nhập của bạn có thể chỉ là lương cứng đã thỏa thuận với doanh nghiệp, hoặc cũng có thể tăng cao nhờ phần trăm hoa hồng kiếm được.

Tức là khi đi làm toàn thời gian, bạn vừa có được mức lương cố định hàng tháng, vừa có thể kiếm thêm được nhờ vào việc tăng trưởng doanh thu cho công ty. Bởi vậy, so sánh với các công việc bán thời gian, hầu hết người làm toàn thời gian có mức thu nhập cao hơn và ổn định hơn.

Có các kỳ nghỉ phép

Nếu như bạn đi làm bán thời gian, làm thêm cho các doanh nghiệp thì rất khó có thể xin nghỉ. Vì công việc dường như là diễn ra 24/7, kể cả các ngày cuối tuần và kỳ nghỉ lễ. Đặc biệt là các công việc như bán hàng showroom, chăm sóc khách hàng, tiếp thị,… càng tiêu tốn của bạn nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, với công việc toàn thời gian, bạn có thể xin nghỉ phép với số ngày đã thỏa thuận trong hợp đồng. Có thể là mỗi tháng 1 ngày, hoặc 1 năm 12 ngày nghỉ phép gộp tùy ý. Đương nhiên, các ngày nghỉ phép này của bạn vẫn được tính lương bình thường, hay còn gọi là nghỉ phép có lương. Ngoài ra, còn các ngày nghỉ phép không lương khác, tùy thuộc vào nội dung thỏa thuận về lương thưởng và chế độ đãi ngộ của bạn với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn.

Cơ hội mở rộng các mối quan hệ

Ngoài các quyền lợi trên, lợi ích cho nhân sự làm việc toàn thời gian là gì nữa? Không thể thiếu cơ hội phát triển, mở rộng mối quan hệ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng dành cho các nhân viên làm toàn thời gian.

Với công việc full-time này, bạn có thể dành toàn bộ thời gian trong ngày của mình để làm việc, tăng cường các kỹ năng trong công việc, nâng cấp trình độ của bản thân. Bạn không cần phải vướng bận nhiều chuyện chi phí, thu nhập vì sẽ luôn có mức lương cứng an toàn. Bạn có thể dành toàn lực và trí óc để nâng cao hiệu suất làm việc, khẳng định giá trị của bản thân.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Làm việc toàn thời gian là gì? Ngoài ra, chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý khác liên quan đến sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thời giờ làm việc theo tuần của người lao động được quy định thế nào?

Theo khoản 2 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời giờ làm việc bình thường như sau:
“Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.”
Đối chiếu quy định trên, như vậy, trường hợp công ty bạn áp dụng làm việc theo tuần nghỉ ngày Chủ nhật, không vượt quá 10 giờ/ngày, 48 giờ/tuần trong điều kiện làm việc ban ngày là bảo đảm quy định.
Đồng thời, nếu lao động làm việc đủ thời gian trên, trong điều kiện ban ngày trong ngày làm việc hàng tuần thì công ty trả 100% tiền lương theo hợp đồng lao động là đúng quy định.

Giờ làm việc ban đêm dành cho người lao động được quy định ra sao?

Theo Điều 106 Bộ luật Lao động 2019 quy định giờ làm việc ban đêm như sau:
“Điều 106. Giờ làm việc ban đêm
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.”
Theo đó, giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
“Điều 107. Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Theo đó, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.