Cán bộ hưu trí có được tăng lương không?

04/08/2023
Cán bộ hưu trí có được tăng lương không?
130
Views

Theo quy định pháp luật, cán bộ là công dân Việt Nam được bổ nhiệm, bầu cử, phê chuẩn giữ chức vụ. Tuổi nghỉ hưu của cán bộ được xác định tương tự như người lao động bình thường. Cán bộ có thể nghỉ hưu sớm nhưng không được quá 5 tuổi so với số tuổi pháp luật quy định. Khi nghỉ hưu, cán bộ hưu trí được hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định. Có nhiều độc giả thắc mắc rằng cán bộ hưu trí có được tăng lương không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
  • Nghị định 115/2015/NĐ-CP;
  • Nghị định 24/2023/NĐ-CP.

Bao nhiêu tuổi thì người lao động, cán bộ, công chức, viên chức sẽ đủ tuổi nghỉ hưu?

Cán bộ cũng như người lao động bình thường khi đến độ tuổi được nghỉ hưu thì sẽ được xem xét nghỉ hưu. Đội tuổi nghỉ hưu của cán bộ được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động 2019. Trong bộ luật này, có quy định độ tuổi nghỉ hưu của cán bộ nữ và cán bộ nam. Căn cứ vào Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tuổi nghỉ hưu

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chế độ hưu trí

1. Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.

(Khoản 1 Điều 46 Luật Viên chức 2010).

Theo đó, tuổi nghỉ hưu của viên chức sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Cán bộ, công chức 2008 và khoản 1 Điều 60 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức thực hiện theo Bộ luật Lao động 2019.

Theo như quy định trên thì từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động, cán bộ, công chức, viên chức trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Theo đó, trong năm 2023 thì người lao động nam làm việc trong điều kiện bình thường sẽ đủ tuổi nghỉ hưu khi được 60 tuổi 9 tháng và đối với lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thưởng sẽ đủ tuổi nghỉ hưu khi được 56 tuổi.

Cán bộ hưu trí có được tăng lương không?

Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành, cán bộ hưu trí được tăng lương. Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định mức lương hưu sẽ thay đổi phụ thuộc theo mức lương cơ sở và mức điều chỉnh tiền lương qua các năm tương ứng.

Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội

Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:

Trong đó:

– t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

– Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

b) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.

Theo quy định trên thì mức hưởng lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Căn cứ tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ tính theo thời gian đóng BHXH. Tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất là 45% và cao nhất là 75%.

Như vậy, khi tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP sẽ tăng mức bình quân tiền lương đóng BHXH và tăng lương hưu hưởng hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức khi về hưu.

Cán bộ hưu trí có được tăng lương không?
Cán bộ hưu trí có được tăng lương không?

Đối tượng nào được áp dụng chế độ hưu trí?

Pháp luật có quy định rõ ràng những đối tượng nào là đối tượng được áp dụng chế độ hưu trí. Căn cứ tại Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì những đối tượng thuộc khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được áp dụng chế độ hưu trí cụ thể gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu năm 2023 là bao nhiêu?

Theo quy định pháp luật, người lao động nào có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu thì được hưởng trợ cấp 1 lần. Mức tỷ lệ này được quy định cụ thể trong Luật Bảo hiểm xã hội. Căn cứ tại Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu như sau:

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, Nnười lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Cán bộ hưu trí có được tăng lương không? Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay có nhu cầu dùng đến dịch vụ tư vấn pháp lý giá dịch vụ làm sổ đỏ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn của Luật sư 247 sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Chế độ hưu trí là gì?

Chế độ hưu trí là chế độ chi trả lương hưu cho người lao động đã hết tuổi làm việc theo quy định của pháp luật – nhằm đảm bảo lao động khi về già có chi phí chi trả cho những nhu cầu sống cơ bản và chăm sóc sức khỏe. Đây là một trong những chế độ người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội.

Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có được nghỉ hưu trước tuổi?

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 26/2015/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm khi nghỉ hưu trước tuổi như sau:
“Điều 3. Chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ hưu trước tuổi
1. Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi gửi cơ quan quản lý cán bộ thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng thêm các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho tổng số hai mươi năm đầu công tác, có đóng bảo hiểm xã hội; từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

Cán bộ hưu trí là gì?

Cán bộ hưu trí là những cán bộ công chức viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức Đảng, nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công ích và đơn vị sự nghiệp khác thuộc các ngành lĩnh vực của Nhà nước đã đủ điều kiện nghỉ hưu và ngừng công tác. Người được coi là cán bộ hưu trí Việt Nam phải có công sức và tham gia công tác trong một đơn vị phải đủ thời gian quy định thông thường là 20 năm để được nghỉ hưu và được coi là cán bộ hưu trí.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.