Thủ tục cấp lại sổ BHXH cho người đã hưởng 1 lần thế nào?

21/07/2023
Thủ tục cấp lại sổ BHXH cho người đã hưởng 1 lần
299
Views

Sổ bảo hiểm xã hội là một trong những giấy tờ quan trọng và gắn liền với người lao động. Mỗi người lao động chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Do đó, khi người lao động nghỉ việc ở công ty cũ thì phải chốt sổ bảo hiểm xã hội và lấy bảo hiểm xã hội để thuận tiện cho quá trình làm việc ở công ty mới. Hiện nay có nhiều người thắc mắc về thủ tục cấp lại sổ BHXH, đặc biệt là thủ tục cấp lại sổ BHXH cho người đã hưởng 1 lần. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để có thể giải đáp được thắc mắc này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Quyết định 595/QĐ-BHXH.

Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì bảo hiểm xã hội là sự bù đắp một phần thu nhập dành cho người lao động khi người lao động bị ốm đau, thai sản hay bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.

Trong đó, chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần chỉ là một trong những quyền lợi mà người tham gia BHXH được hưởng. Cụ thể là đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc hoặc người tham gia BHXH tự nguyện dừng tham gia BHXH sau 1 năm và một số trường hợp đặc biệt khác khi có yêu cầu gửi cơ quan BHXH sẽ được giải quyết hưởng chế độ BHXH 1 lần theo quy định.

Các trường hợp được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Trường hợpSổ/bìa/tờ rời được cấp lại
– Mất sổ;
– Hỏng sổ;
Sổ (bao gồm bìa và tờ rời) hoặc tờ rời sổ
– Gộp sổ;
– Thay đổi số sổ;
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm;
– Thay đổi ngày, tháng, năm sinh;
– Cộng nối thời gian nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là “BHXH”) hoặc gộp sổ BHXH;
– Khi người đã hưởng BHXH 1 lần còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng.
Sổ (bao gồm bìa và tờ rời)
– Sai giới tính;
– Sai quốc tịch.
Bìa sổ

Hồ sơ cấp lại sổ BHXH đã hưởng trợ cấp 1 lần

Căn cứ Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 và Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT

1.Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng

1.1. Thành phần hồ sơ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.

“Điều 29. Cấp sổ BHXH

2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Như vậy: 

  • Hồ sơ bao gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Ngoài ra, bạn cần xuất trình thêm sổ hộ khẩu/sổ tạm trú và chứng minh nhân dân.
  • Nơi nộp: Cơ quan BHXH cấp huyện nơi cấp sổ hoặc chốt sổ cuối cùng hoặc đang tham gia đóng.
  • Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Tại Quyết định số 1035/QĐ-BHXH thì sổ bảo hiểm khi được cấp lại sẽ có một vài điểm khác so với sổ gốc ban đầu, đó là nội dung ở bìa sổ, trong tờ rời. Các nội dung này được thay đổi cụ thể theo như quy định dưới đây:

Nội dung ở bìa sổ: Bìa sổ sẽ được ghi thêm thông tin về “Cấp lần…” bằng chữ in thường, nếu cấp lại lần đầu thì sẽ được ghi “Cấp lần 2”, cấp lại lần hai thì sẽ được ghi “Cấp lần 3”.

Nội dung trong tờ rời:

  • Nếu đang trong quá trình tham gia mà người lao động yêu cầu cấp lại sổ BHXH thì dưới phần ghi quá trình đóng BHXH, BHTN thì sẽ in dòng lũy kế thời gian đóng quỹ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.
  • Nếu người lao động đã hưởng BHXH 1 lần và có yêu cầu cấp lại sổ để bảo lưu quá trình đóng BHTN thì dưới phần ghi quá trình đóng BHTN sẽ in dòng tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.

Như vậy có thể nói, việc cấp lại sổ BHXH mới cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến bất kì quyền lợi nào của người tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động hoàn toàn có thể theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm của mình trên thệ thống của cơ quan BHXH.

Thủ tục cấp lại sổ BHXH cho người đã hưởng 1 lần
Thủ tục cấp lại sổ BHXH cho người đã hưởng 1 lần

Thủ tục cấp lại sổ BHXH cho người đã hưởng 1 lần

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ đề nghị cấp lại sổ cũng sẽ khác nhau. Đối với trường hợp cấp lại sổ do bị mất, hỏng thì người lao động chỉ cần chuẩn bị tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu số TK1-TS;

Đối với trường hợp cấp lại sổ do có sự thay đổi về thông tin cá nhân như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc…thì người tham gia chuẩn bị tờ khai theo mẫu số TK1-TS và người sử dụng lao động thì chuẩn bị bảng kê thông tin theo mẫu số D01-TS.

Thời hạn giải quyết

Về thời hạn giải quyết, người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH có thẩm quyền hoặc nộp thông qua doanh nghiệp đang công tác thì thời gian giải quyết sẽ được xác định:

  • Trong vòng 5 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ;
  • Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch hoặc trường hợp mất, hỏng sổ; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ.
  • Trong thời gian 45 ngày đối với trường hợp cần phải xác minh quá trình tham gia BHXH ở tỉnh khác hoặc ở nhiều đơn vị khác nhau mà người lao động đã công tác.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Thủ tục cấp lại sổ BHXH cho người đã hưởng 1 lần đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chi phí hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline:  0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Mỗi người lao động tham gia được cấp mấy sổ BHXH?

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được cấp và tự quản lý sổ BHXH. Mẫu sổ BHXH hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Quyết định 1035/QĐ-BHXH.
Theo Quyết định này, một trong các nội dung được in ngay trên trang 04 của sổ BHXH đó là:
3. Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
Theo đó, mỗi người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc chỉ được cấp 01 sổ BHXH duy nhất. Đồng thời mỗi người cũng chỉ được cấp 01 mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất do cơ quan BHXH cấp và được ghi trên sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (theo điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH).

Sổ BHXH do ai giữ và bảo quản?

Hiện nay, theo quy định của Luật BHXH năm 2014, người lao động có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ BHXH mình. Nội dung này được ghi nhận cụ thể tại khoản 2 Điều 18 và khoản 3 Điều 19 Luật BHXH năm 2014 như sau:
Điều 18. Quyền của người lao động
2. Đ­ược cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
Điều 19. Trách nhiệm của người lao động
3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.
Mặc dù người lao động được trực tiếp cầm sổ BHXH nhưng trên thực tế, do lo ngại về việc thất lạc trong quá trình tự mình bảo quản nên hiện nay hầu như sổ BHXH đều do người sử dụng lao động giữ.
Điều này vừa giúp người lao động tránh được việc làm mất, hỏng sổ; đồng thời giúp đơn vị sử dụng lao động thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục hưởng chế độ cho người lao động. 

Để đăng ký cấp sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động cần làm gì?

Theo khoản 1 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sổ BHXH được cấp cho người tham gia. Thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu được quy định tại Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
* Về hồ sơ đăng ký:
– Đối với người lao động: Nộp cho người sử dụng lao động 01 bộ hồ sơ gồm:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS);
+ Trường hợp được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn thì bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có).
– Đối với người sử dụng lao động: Tập hợp hồ sơ từ người lao động cùng các giấy tờ:
+ Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS);
+ Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);
+ Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
* Về trình tự thực hiện:
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới cơ quan BHXH theo một trong các hình thức: Giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Lưu ý: Chi nhánh của doanh nghiệp thì đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.
– Sau 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ, doanh nghiệp nhận sổ BHXH và thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.