Nên rút BHXH 1 lần hay nhận lương hưu?

04/08/2023
Nên rút BHXH 1 lần hay nhận lương hưu
209
Views

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi đã làm công nhân cho một công ty của Hàn Quốc tại Việt Nam được hơn 6 năm, làm tại công ty khác thời gian là 10 năm. Trong khoảng thời gian tôi làm việc đều có đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội của tôi hiện nay là hơn 16 năm. Bây giờ tôi đã nghỉ làm công ty và ở nhà nên tôi đang không biết là có nên tiếp tục đóng bảo hiểm nữa không. Luật sư cho tôi hỏi là “Nên rút BHXH 1 lần hay nhận lương hưu” ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Hiện nay tình trạng người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội để rút bảo hiểm xã hội 1 lần đang diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên nhiều người không biết rằng việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần này sẽ có những mặt hạn chế so với việc nhận lương hưu. Sau đây, mời bạn tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Quy định về BHXH một lần

Chế độ Bảo hiểm xã hội 1 lần là việc cơ quan bảo hiểm thanh toán một khoản tiền nhất định cho người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội nhưng không tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội và không đủ điều kiện hưởng chế độ lương hưu.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (hoặc chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phương, thị trấn) và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

– Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

– Ra nước ngoài để định cư.

– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

– Người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu:

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

Mức hưởng BHXH một lần 

Đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc

Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

– 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

– Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Riêng người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Nên rút BHXH 1 lần hay nhận lương hưu

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

– 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

– 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

– Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được xác định theo công thức

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

Trong đó: Mbqtl là viết tắt “mức bình quân tiền lương tháng” đóng bảo hiểm xã hội.

Công thức tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Mbqtl = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) : Tổng số tháng đóng BHXH

  • Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là ½ năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm.
  • Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ 01/01/2014 trở đi.
  • Theo Điều 2 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH, mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động áp dụng từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2021 như sau:
NămTrước 19951995199619971998199920002001200220032004200520062007
Mức điều chỉnh5,014,254,023,893,613,463,523,533,403,293,062,822,622,42
Năm20082009201020112012201320142015201620172018201920202021
Mức điều chỉnh1,971,841,691,421,301,221,181,171,141,101,061,031,001,0

Lưu ý chung:

– Khi tính mức hưởng BHXH một lần trong trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

– Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cả trước và sau ngày 01/01/2014 mà thời gian đóng trước ngày 01/01/2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng BHXH một lần.

Nên rút BHXH 1 lần hay nhận lương hưu?

Khi lựa chọn hưởng BHXH 1 lần, người lao động không được hưởng các phúc lợi đi kèm việc hưởng lương hưu như: trợ cấp mai táng, trợ cấp tử tuất, được BHYT chi trả chi trả chi phí khám chữa bệnh theo quy định pháp luật.

– Đối với trợ cấp mai táng: Theo quy định tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trợ cấp mai táng được quy định như sau:

“Điều 66. Trợ cấp mai táng

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.

3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.”

Theo đó, trợ cấp mai táng dành cho gia đình/người lo mai táng trong trường hợp người lao động chết: 10 lần mức lương cơ sở.

– Đối với trợ cấp tử tuất: Căn cứ Điều 68, Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trợ cấp tử tuất được quy định như sau:

+ Mức trợ cấp tử tuất hằng tháng: Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở. Số thân nhân được hưởng trợ cấp tử tuất hằng tháng không quá 04 người. Trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp như trên.

+ Mức trợ cấp tử tuất một lần: Đối với những năm trước 2014, mức hưởng là 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH. Đối với những năm từ 2014 trở đi, mức hưởng là 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH.

Tổng mức hưởng lương hưu cao hơn mức hưởng BHXH 1 lần, cụ thể:

Trong tình huống trên, người lao động đã làm việc và đóng bảo hiểm xã hội 20 năm với mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là 7 triệu đồng/tháng. Giả định người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc hưởng Bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2022, lương hưu hưởng đến khi chết, thì số tiền người lao động nhận được sẽ như sau:

– Đối với mức lương hưu:

* Nếu là lao động nam:

+ Tỷ lệ 45%, mức lương hưu là 3.150.000 đồng. Theo kết quả công bố của Tổng cục Thống kê năm 2020, tuổi thọ trung bình của nam giới là 71 tuổi thì số tháng hưởng lương hưu khi nghỉ hưu ở 60 tuổi 6 tháng đến khi chết là 126 tháng.

+ Tổng lương hưu nhận được = 126 x 3.150.000 = 369.900.000 đồng

+ Mua thẻ bảo hiểm y tế (4.5% lương hưu hằng tháng) = 4.5% x 126 x 3.150.000 = 17.860.500 đồng

+ Trợ cấp mai táng (10 tháng lương cơ sở) = 14.900.000 đồng

+ Trợ cấp tử tuất một lần (03 tháng lương hưu trước khi chết) = 3 x 3.150.000 = 9.450.000 đồng

Vậy tổng số tiền được hưởng từ quỹ BHXH khi hưởng lương hưu = 412.110.500 đồng

* Nếu là lao động nữ:

+ Tỷ lệ 55%, mức lương hưu là 3.850.000 đồng. Theo kết quả công bố của Tổng cục Thống kê năm 2020, tuổi thọ trung bình của nữ giới là 76.3 tuổi thì số tháng hưởng lương hưu khi nghỉ hưu ở 55 tuổi 8 tháng đến khi chết là 247 tháng.

+ Tổng lương hưu nhận được = 247 x 3.850.000 = 950.950.000 đồng

+ Mua thẻ bảo hiểm y tế (4.5% lương hưu hằng tháng) = 4.5% x 247 x 3.850.000 = 42.792.750 đồng

+ Trợ cấp mai táng (10 tháng lương cơ sở) = 14.900.000 đồng

+ Trợ cấp tử tuất một lần (03 tháng lương hưu trước khi chết) = 3 x 3.850.000 = 11.550.000 đồng

Vậy tổng số tiền được hưởng từ quỹ BHXH khi hưởng lương hưu = 1.020.192.750 đồng

– Đối với BHXH một lần:

Số tiền BHXH một lần = 7.000.000 x (1.5 x 13 năm + 2 x 7 năm) = 234.500.000 đồng

Như vậy, có thể thấy nếu người lao động chọn rút BHXH 1 lần sẽ tổn thất một khoản tiền rất lớn mà lẽ ra họ sẽ được nhận khi đợi hưởng lương hưu.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Nên rút BHXH 1 lần hay nhận lương hưu” hoặc cung cấp dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về chuyển đổi đất ao sang thổ cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào không được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần ngay?

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc và thuộc 04 trường hợp sau đây sẽ không được nhận BHXH một lần ngay gồm:
– Người lao động nghỉ việc chưa đủ 1 năm khi không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và đủ 20 năm đóng BHXH ​sẽ không được nhận BHXH 1 lần mà sẽ được hưởng lương hưu theo quy định.
– Người lao động mắc bệnh nhưng không phải bệnh hiểm nghèo (Ung thư, bại liệt, Xơ gan cổ chướng, Phong, lao nặng, Nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS)
– Người lao động không chứng minh được đang định cư ở nước ngoài, trừ trường hợp đáp ứng điều kiện khác quy định tại Khoản 1, Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Như vậy, không phải đối tượng là người tham gia BHXH nào cũng sẽ được hưởng BHXH 1 lần, người tham gia thuộc 1 trong 4 trường hợp như đã đề cập bên trên khi gửi yêu cầu đến cơ quan BHXH sẽ không được giải quyết hồ sơ và thủ tục hưởng BHXH 1 lần theo quy định.

Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc?

Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 15, khoản 16 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về mức lương hưu hằng tháng như sau:
– Đối với lao động nam:
+ Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%: Trường hợp người lao động nghỉ hưu năm 2021, đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45%.
+ Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH sẽ được tính thêm 2%.
Đối với lao động nữ:
– Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%.
– Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
Lưu ý:
– Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.
– Trường hợp người lao động hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.