Cách tính lương bình quân khi nghỉ hưu như thế nào?

04/08/2023
Cách tính lương bình quân khi nghỉ hưu
288
Views

Lương hưu là khoản tiền lương được hỗ rợ hàng tháng đối với người lao động lớn tuổi (đã hết tuổi lao động) và có đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Chế độ này sẽ được áp dụng đối với cả người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước và cả đối với người lao động hưởng lương từ người sử dụng lao động. Vậy thì pháp luật quy định thế nào về chế độ nghỉ hưu cũng như “Cách tính lương bình quân khi nghỉ hưu” hiện nay ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay nhé.

Quy định về chế độ nghỉ hưu

– Thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

– Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.

– Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí.

Điều kiện hưởng lương hưu

Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) thì điều kiện hưởng lương hưu năm 2023 như sau:

– Đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc làm việc trong điều kiện lao động bình thường đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

+ Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.

+ Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, đối với lao động nam từ đủ 60 tuổi 9 tháng và lao động nữ từ đủ 56 tuổi.

– Đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện

Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi bởi Điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) cụ thể:

+ Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định: lao động nam đủ 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ đủ 56 tuổi

+ Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên

Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

– Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc đáp ứng điều kiện:

+ Có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH

+ Đủ 56 tuổi.

Trong điều kiện lao động đặc biệt người lao động được nghỉ hưu trước tuổi.

Thời gian nghỉ hưu trước tuổi có thể từ 5 năm đến 10 năm quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bổ sung bởi Điều 219 Bộ luật Lao động 2019).

Cách tính lương bình quân khi nghỉ hưu

Đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là BHXH) theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu.

Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức lương hưu hàng tháng của NLĐ tham gia BHXH bắt buộc năm 2023 được tính như sau:

Mức lương hưu hàng tháng=Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng thángXMức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

– Với lao động nam: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng 20 năm đóng BHXH. Sau đó mỗi năm đóng cộng 2%, tối đa bằng 75%.

– Với lao động nữ: 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó mỗi năm đóng được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

– Với lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính theo số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội:

+ Đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

+ Từ đủ 16 – 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

Đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi

Mức lương hưu hàng tháng của người đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi được tính như người nghỉ hưu đủ tuổi, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

Cách tính lương bình quân khi nghỉ hưu

Đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện

Người lao động tự do tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi đủ các điều kiện về tuổi, số năm đóng BHXH cũng có thể được hưởng lương hưu theo quy định. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể được hưởng lương hưu nếu đáp ứng đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam; đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ; đồng thời đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên

Mức lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bắt đầu hưởng lương được tính như sau:

Mức lương hưu hàng tháng=Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng thángXMức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

– Đối với lao động nam:

+ Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45% (NLĐ nghỉ hưu năm 2023, đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%)

+ Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

– Đối với lao động nữ

+ Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%.

+ Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

Lưu ý: Mức hưởng tối đa là 75%.

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu

Với những nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội  khác nhau thì cách tính mức bình quân tiền lương hoặc thu nhập đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu cũng có sự khác biệt. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được chia thành các trường hợp:

Đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

– Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

– Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

– Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

– Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

– Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

– Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

– Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

Đối tượng theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Căn cứ tại khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Lưu ý: Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Cách tính lương bình quân khi nghỉ hưu chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Cách tính lương bình quân khi nghỉ hưu” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan như là tư vấn cách chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu là bao nhiêu?

Theo Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
– Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
– Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH quy định ra sao?

Căn cứ tại Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
– Tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định theo khoản 1 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như mục (2) bên dưới.
– Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.