Những loại hợp đồng không đóng bảo hiểm xã hội là gì?

07/08/2023
Những loại hợp đồng không đóng bảo hiểm xã hội
165
Views

Theo quy định pháp luật, người lao động khi ký kết hợp đồng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Về nghĩa vụ đóng bảo hiểm, người lao động và người sử dụng lao động sẽ đóng mức phí theo tỷ lệ khác nhau do pháp luật quy định. Trường hợp người lao động và người sử dụng lao động cố tình thỏa thuận để trốn tránh nghĩa vụ này thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Tuy nhiên hiện nay có những loại hợp đồng không đóng bảo hiểm xã hội. Vậy những loại hợp đồng này là những loại nào? Trường hợp nào người lao động không bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
  • Bộ luật Lao động 2019.

Bảo hiểm xã hội bao gồm những chế độ gì?

Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh xã hội do nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Người tham gia sẽ được hưởng các quyền lợi về tiền trợ cấp nhằm đảm bảo thay thế, bù đắp sự thiếu hụt về mặt tài chính cho người tham gia và gia đình của họ khi gặp phải rủi ro trong cuộc sống. Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người tham gia được các hưởng chế độ. Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

Đối với người tham gia BHXH bắt buộc:

  • Chế độ ốm đau (ÔĐ)
  • Chế độ thai sản (TS)
  • Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLD&BNN)
  • Chế độ hưu trí (HT)
  • Chế độ tử tuất (TT)

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện gồm: Chế độ hưu trí và Chế độ tử tuất.

Những loại hợp đồng không đóng bảo hiểm xã hội

Trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động không thuộc nhóm đối tượng dưới đây thì không phải tham gia BHXH bắt buộc:

  • Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực sẽ không còn HĐLĐ theo mùa vụ. Đồng thời, NLĐ chỉ thực hiện 02 loại hợp đồng là hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn.

Do đó, từ năm 2021 trở đi thì chỉ có hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn mới phải đóng BHXH. Còn hợp đồng thời vụ theo mùa hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng thì không phải đóng BHXH.

Ngoài ra, căn cứ tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, từ 01/01/2021, thử việc có thể ký HĐLĐ hoặc hợp đồng thử việc. Mà cũng theo khoản 2 Điều này, trong nội dung của hợp đồng thử việc không nhắc đến việc đóng BHXH như HĐLĐ.

Do đó, NLĐ trong thời gian thử việc nếu ký HĐLĐ thì phải tham gia BHXH bắt buộc còn hợp đồng thử việc thì không phải tham gia đóng BHXH.

Như vậy hợp đồng thời vụ theo mùa hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng, hợp đồng thử việc là các trường hợp không phải đóng BHXH.

Những loại hợp đồng không đóng bảo hiểm xã hội
Những loại hợp đồng không đóng bảo hiểm xã hội

Các trường hợp người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc

Người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Thứ nhất, người lao động là công dân Việt Nam không thuộc một trong các đối tượng sau đây thì không phải đóng BHXH bắt buộc:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Thứ hai, người lao động là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không phải đóng BHXH bắt buộc:

  • Người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP.
  • Người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu.

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng

Theo đó, người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề trả lương theo giờ có phải đóng BHXH không? chúng tôi cung cấp dịch vụ luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Những loại hợp đồng không đóng bảo hiểm xã hội” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay cung cấp dịch vụ đến quý khách hàng liên quan tới soạn thảo hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Người lao động tại doanh nghiệp không đóng BHXH được không?

Theo quy định thì người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị có kết giao hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc từ đủ 3 tháng trở lên thì doanh nghiệp và người lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội. Tức là cả doanh nghiệp và người lao động đều phải tham gia theo tỷ lệ trích đóng dựa trên tiền lương trong hợp đồng lao động.

Người lao động và doanh nghiệp có bị phạt nếu không đóng BHXH?

Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH. Trong trường hợp người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc không đóng BHXH sẽ vi phạm quy định của pháp luật về BHXH được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 17, Luật bảo hiểm xã hội 2014.
“Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”
Lưu ý: Hành vi trốn đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động là hành vi  của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng BHXH, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ BHXH cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH. 
Tham gia BHXH mang đến nhiều lợi ích cho người lao động với các chế độ như: hưởng lương hưu, hưởng chế độ ốm đau, thai sản, chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, hưởng trợ cấp thất nghiệp… Tham gia BHXH đồng thời là hình thức góp phần nâng cao an sinh xã hội, đem đến cho người dân cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Mức phạt trốn đóng BHXH là bao nhiêu?

Căn cứ vào Khoản 5, Khoản 6, Điều 38, Nghị định 28/2020/NĐ-CP về việc vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì người sử dụng lao động sẽ phải chịu mức phạt như sau:
– Phạt tiền từ 50.000.000 – 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Phạt tiền từ 18% – 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Tuy nhiên mức phạt tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Người lao động bị phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng khi có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng mức quy định hoặc tham gia không đúng đối tượng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.