Công ty không chốt sổ bảo hiểm phải làm sao?

01/08/2023
Công ty không chốt sổ bảo hiểm phải làm sao?
132
Views

Xin chào Luật sư, em có thắc mắc muốn gửi đến luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể trước đây em làm việc tại một công ty cổ phần có vốn doanh nghiệp nhà nước, đến nay em đã nghỉ việc được 2 tháng, tuy nhiên phía bên công ty vẫn chưa thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội cho em. Em có thắc mắc rằng trong trường hợp này khi công ty không chốt sổ bảo hiểm có bị phạt hay không? Và khi Công ty không chốt sổ bảo hiểm phải làm sao? Mong luật sư giải đáp, tôi cảm ơn đội ngũ tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247, thắc mắc của bạn được giải đáp như sau

Căn cứ pháp lý

Công ty có bắt buộc phải chốt sổ cho người lao động đã nghỉ việc không?

Sổ bảo hiểm xã hội là một văn bản quan trọng, sử dụng để ghi chép toàn bộ quá trình làm việc, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội của mỗi cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội. Nó chính là căn cứ chính để xác định và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội đối với từng người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động:

“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ điểm 1.2 khoản 1 Điều 46 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về nội dung ghi trên sổ BHXH như sau:

“Điều 46. Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH

Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b.

1. Ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong sổ BHXH

1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.”

Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, công ty cũ của bạn không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn khi đã ra quyết định nghỉ việc cho bạn là vi phạm quy định pháp luật. Thêm vào đó, bạn không thể tự đi chốt sổ bảo hiểm xã hội mà phải đợi công ty cũ chốt cho bạn.

Công ty không chốt sổ bảo hiểm phải làm sao?

Công ty không chốt sổ bảo hiểm có bị phạt hay không?

Sổ bảo hiểm xã hội có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và dữ liệu chính xác về quá trình làm việc và đóng bảo hiểm của người lao động. Mỗi cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội sẽ có một sổ bảo hiểm riêng, trong đó ghi chép kỹ lưỡng các thông tin liên quan như họ tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, thông tin về công việc, lương bảo hiểm, số tháng đóng bảo hiểm và các khoản tiền đã đóng vào quỹ bảo hiểm. Vậy khi Công ty không chốt sổ bảo hiểm có bị phạt hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 12. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật Lao động.

2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Cho thôi việc đối với người lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế theo một trong các trường hợp sau: không trao đổi ý kiến trước với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên; không thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người lao động;

b) Trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không lập phương án sử dụng lao động; lập phương án sử dụng lao động nhưng không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật hoặc không trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng phương án sử dụng lao động;

c) Sử dụng quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc nhưng không tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động của những ngày không báo trước khi có hành vi vi phạm về thời hạn báo trước quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.”

Mức phạt tiền này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Công ty không chốt sổ bảo hiểm phải làm sao?

Có thể thấy, việc công ty không chốt sổ BHXH cho người lao động đã xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Lúc này, để buộc công ty phải chốt sổ BHXH cho mình, người lao động có thể thực hiện theo một trong 03 cách sau:

Cách 1. Tố cáo thẳng tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể gửi đơn hoặc tố cáo trực tiếp hành vi phạm không chốt sổ BHXH của công ty tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đó đặt trụ sở.

Nếu xác minh được việc công ty vi phạm, thanh tra lao động sẽ tiến hành xử phạt theo quy định, đồng thời yêu cầu công ty phải thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH.

Cách 2. Thực hiện thủ tục khiếu nại.

Theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động phải khiếu nại đến phía công ty trước.

Nếu công ty cố tình không giải quyết thì có thể khiếu nại lần hai đến Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu thấy có vi phạm, thanh tra lao động sẽ xử phạt và yêu cầu công ty chốt sổ BHXH cho người lao động.

Cách 3. Khởi kiện tại Tòa án.

Căn cứ khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, với những tranh chấp về bảo hiểm xã hội, người lao động có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa mà không trải qua thủ tục hòa giải.

Theo Điều 32, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người lao động tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến việc chốt sổ BHXH.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Công ty không chốt sổ bảo hiểm phải làm sao?” hoặc cung cấp dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về chuyển đất ao sang đất thổ cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Tại sao phải lấy sổ BHXH sau khi nghỉ việc?

Có rất nhiều lý do phải lấy sổ BHXH khi nghỉ việc gồm có:
Sổ BHXH là sổ dùng để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH, là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH. 
Sổ BHXH là tài liệu quan trọng trong nhiều hồ sơ giấy tờ thủ tục hành chính. 

Người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ lấy sổ BHXH ở đâu?

Trường hợp đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động, chủ thể là người lao động đến đơn vị hay doanh nghiệp cũ để có thể nhận sổ bảo hiểm xã hội.
Đối với chủ thể là người lao động mà đơn vị hay doanh nghiệp tuyên bố phá sản, không có nhân sự trả sổ bảo hiểm xã hội, chủ thể là người lao động phải đến tại cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý hồ sơ doanh nghiệp đó để thực hiện các thủ tục chốt sổ và nhận sổ bảo hiểm xã hội.

Quy định pháp luật về sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?

Căn cứ Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về sổ bảo hiểm xã hội như sau:
– Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
– Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
– Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.