Thủ tục cá nhân tự chốt sổ BHXH như thế nào?

01/08/2023
Thủ tục cá nhân tự chốt sổ BHXH năm 2023 như thế nào?
218
Views

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là quá trình ghi chép và đóng dấu để xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp của người tham gia đã dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị. Thao tác này thường được thực hiện khi người lao động không còn làm việc tại công ty, bất kể là do nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc khi công ty ngừng hoạt động. Dưới đây là chia sẻ về thủ tục cá nhân tự chốt sổ BHXH năm 2023, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Thủ tục cá nhân tự chốt sổ BHXH năm 2023 như thế nào?

Việc chốt sổ bảo hiểm xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc rõ ràng hóa tình trạng đóng bảo hiểm xã hội và quyền lợi bảo hiểm của người tham gia. Khi người lao động rời khỏi công ty, quá trình đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cũng cần dừng lại. Chốt sổ bảo hiểm xã hội là cách để đánh dấu thời điểm ngừng đóng bảo hiểm, từ đó giúp quản lý và cơ quan bảo hiểm xác nhận và chấm dứt quyền lợi và nghĩa vụ bảo hiểm tại đơn vị cũ.

Điều 48 Bộ luật lao động 2019 quy định trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

– Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

+ Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

+ Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

+ Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

+ Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

– Tiền lương, BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

+ Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

+ Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Theo quy định nêu trên thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Bên cạnh đó, Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, từ những căn cứ trên có thể thấy việc chốt sổ BHXH là trách nhiệm của người sử dụng lao động và được thực hiện với sự phối hợp của cơ quan BHXH.

Do đó, người lao động không thể tự mình chốt sổ BHXH tại cơ quan BHXH sau khi đã nghỉ việc mà phải quay trở lại công ty cũ để yêu cầu họ thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH cho mình.

Thủ tục cá nhân tự chốt sổ BHXH năm 2023 như thế nào?

Công ty cũ phá sản, người lao động làm cách nào chốt sổ BHXH?

Trường hợp doanh nghiệp phá sản và không chốt sổ BHXH cho người lao động, để tiếp tục đóng BHXH ở nơi làm việc mới, người lao động cần thực hiện thủ tục chốt và chuyển sổ BHXH như sau:

Thủ tục chốt sổ BHXH

Theo điểm 3.2 khoản 3 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì:

– Đơn vị có trách nhiệm đóng đủ các loại bảo hiểm trên, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động;

– Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Như vậy, khi doanh nghiệp phá sản và không thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH, người lao động có thể liên hệ với cơ quan BHXH nơi quản lý sổ BHXH đề nghị xác nhận thời gian đóng BHXH đến thời điểm doanh nghiệp bị đóng cửa.

Thủ tục chuyển số BHXH từ công ty cũ sang công ty mới

Sau khi đã hoàn thành thủ tục chốt sổ BHXH tại nơi làm việc cũ, công ty mới có trách nhiệm đăng ký tiếp nhận sổ và đóng tiếp BHXH cho người lao động.

Hồ sơ theo quy định tại Điều 23 Quyết định 595 bao gồm:

– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);

– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);

–  Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Công ty không chốt sổ BHXH cho người lao động bị phạt thế nào?

Quá trình chốt sổ bảo hiểm xã hội thường được thực hiện bởi cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan người tham gia bảo hiểm làm việc. Người lao động cần đăng ký quyết định chấm dứt hoặc chuyển công ty cho cơ quan bảo hiểm, kèm theo các giấy tờ liên quan như quyết định nghỉ việc, giấy chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy chứng nhận công ty ngừng hoạt động. Vậy khi Công ty không chốt sổ BHXH cho người lao động bị phạt thế nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền như sau:

– Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

– Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

– Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

– Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên đây áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, còn mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân nêu trên.

Như vậy, nếu không chốt sổ BHXH cho người lao động, công ty sẽ bị xử phạt hành chính từ 02 triệu đồng đến 40 triệu đồng, tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm theo quy định nêu trên.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thủ tục cá nhân tự chốt sổ BHXH năm 2023 như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ làm thủ tục chốt sổ BHXH gồm những gì?

Hồ sơ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm gồm:
– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS);
– Sổ BHXH của người lao động theo mẫu cũ hoặc tờ rời BHXH theo mẫu mới, trường hợp người lao động đã tham gia BHXH nhiều lần thì chuẩn bị các bìa rời sổ BHXH (nếu có);
– Công văn chốt sổ của đơn vị (Mẫu D01b-TS).

Doanh nghiệp thực hiện chốt sổ BHXH bằng phương thức nào?

Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ tới cơ quan BHXH qua mạng bằng phần mềm BHXH hoặc qua đường bưu điện để được giải quyết.

Thời gian xác nhận chốt sổ BHXH là bao lâu?

Thời gian xác nhận sổ BHXH là không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.