Làm lây lan dịch bệnh có bị phạt nặng không?

22/09/2021
lây lan dịch bệnh
651
Views

Như đã biết gần hai năm trở lại đây, dịch covid – 19 có diễn biến ngày càng phức tạp; có nhiều biến chủng mới với tốc độ lây lan nhanh và mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp nhiễm bệnh do vô tình cũng như có trường hợp cố ý dẫn đến việc lầm lây lan dịch bệnh cho xã hội. Vậy với những trường hợp đó sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thế nào được xem là làm lây lan dịch bệnh?

Làm lây lan dịch bệnh cho con người là hành vi đưa ra; hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật; hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; hoặc có hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Cấu thành tội phạm của tội làm lây lan dịch bệnh

Mặt chủ thể

Chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Trong một số trường hợp, chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt khi họ là người có chức vụ, quyền hạn để “cho phép” đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật; hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người.

Mặt khách thể

Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; gây ra những hậu quả nghiêm trọng; hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho tính mạng; sức khỏe của con người cũng như cho môi trường sinh thái.

Mặt chủ quan

Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý; người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, có thể làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người nhưng vẫn thực hiện.

Động cơ và mục đích của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

Mặt khách quan

Đây là tội phạm có cấu thành vật chất. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người thực hiện một trong các hành vi nói trên đã làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Người thực hiện những hành vi nói trên nhưng không; hoặc chưa làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người thì chưa bị coi là tội phạm nhưng có thể bị xử lý hành chính.

Khi xem xét để định tội danh; bạn phải xem xét kỹ các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Nếu không có đủ các yếu tố trên sẽ không phải chịu các hình phạt được quy định tại Điều 240 Bộ luật hình sự.

Làm lây lan dịch bệnh sẽ bị xử phạt thế nào?

Điều 240 Bộ luật Hình sự Việt Nam; quy định mức phạt của tội này như sau:

Phạt hình sự

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Áp dụng đối với người thực hiện một trong các hành vi sau đây; làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người:

  • Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật; sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật; hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh; hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người.
  • Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Áp dụng đối với người làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người thuộc các trường hợp dưới đây:

  • Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Làm chết người.

Phạt tù từ 10 năm đến 12 năm

Áp dụng đối với người làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người thuộc trường hợp dưới đây:

  • Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
  • Làm chết 02 người trở lên.

Ngoài các trường hợp được liệt kê tại các khung hình phạt trên; việc quyết định hình phạt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Điển hình như việc người phạm tội có hay không những tình tiết tăng nặng; tình tiết giảm nhẹ tội phạm theo quy định tại Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự. Nhân thân người phạm tội hay hoàn cảnh của họ (phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên,…) cũng sẽ là một trong những yếu tố liên quan đến việc quyết định mức phạt đối với người phạm tội.

Hình phạt bổ sung

Ngoài hình phạt chính; người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Phạt hành chính

Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế với mức phạt tiền lên đến 20.000.000 đồng, cụ thể:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời khi phát hiện người khác mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng  đến 3.000.000 đồng.

Đối với các hành vi sau:

  • Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm.
  • Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
  • Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Đối với các hành vi sau:

  • Che giấu không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
  • Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
  • Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Làm lây lan dịch bệnh có bị phạt nặng không? Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Bệnh truyền nhiệm là gì?

Bệnh truyền nhiễm là những loại bệnh nguy hiểm, có khả năng gây tổn hại nặng đến sức khỏe; hoặc tính mạng của người bị lây nhiễm, dễ lây nhiễm, dễ lan rộng và nhanh chóng từ người này sang người khác

Người không thực hiện khai báo y tế, khai báo không đầy đủ bị phạt thế nào?

Người thực hiện hành vi không khai báo y tế; khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây lây lan dịch bệnh cho người khác theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự với tội danh: Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 10 năm đến 12 năm; ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đang trong thời gian cách ly bỏ trốn thì bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, người trốn khỏi nơi cách ly, không tuân thủ quy định về cách ly, từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời