Ký hợp đồng thông qua qua thư điện tử thì có được không?

22/03/2022
667
Views

Tôi ở nước ngoài, cho doanh nghiệp thuê nhà tại Việt Nam làm mặt bằng kinh doanh. Hợp đồng gửi qua email, được chúng tôi ký, đóng dấu và gửi bản scan, có hiệu lực không? Ký hợp đồng thông qua qua thư điện tử thì có được không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Hợp đồng là gì? 

Căn cứ điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Ký hợp đồng thông qua qua thư điện tử thì có được không?

Hình thức giao dịch dân sự

Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về hình thức của giao dịch dân sự như sau:

“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Đối với một số trường hợp luật định, giao dịch dân sự chỉ được thể hiện giao dịch dân sự bằng một trong ba hình thức: Văn bản có công chứng; Văn bản có chứng thực hoặc Văn bản có đăng ký; thì các bên chỉ được lựa chọn duy nhất một hình thức đó. 

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

“a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Vậy phải đáp ứng được những điều kiện trên thì giao dịch dân sự mới có hiệu lực; có giá trị pháp lý và làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện trên thì hợp đồng của các bên vô hiệu; không có giá trị pháp lý.

Ký hợp đồng thông qua qua thư điện tử thì có được không?

Theo Điều 121, 122 Luật nhà ở năm 2014, hợp đồng thuê nhà bắt buộc phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực được thực hiện khi các bên có yêu cầu (pháp luật không bắt buộc).

Trong trường hợp các bên giao dịch qua hình thức điện tử thì phải đáp ứng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 

Cụ thể, Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định:

1. Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

2. Chữ ký điện tử được xem là đảm bảo an toàn nếu chữ ký điện tử đó đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.

3. Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

Như vậy, đối chiếu với các quy định nói trên thì việc mỗi bên chỉ ký hợp đồng sau đó dùng máy quét (scan) và gửi qua thư điện tử (email) cho bên kia thì không thoả mãn các quy định về giao dịch điện tử.

Việc các bên ký hợp đồng qua hình thức này có thể bị tuyên vô hiệu, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Ký hợp đồng thông qua qua thư điện tử thì có được không?

Phải làm gì khi một bên không thừa nhận hợp đồng giao kết qua email?

Quyền không thừa nhận hợp đồng giao kết qua email là quyền của người tham gia giao dịch. Việc không thừa nhận hợp đồng diễn ra phổ biến khi bên giao kết hợp đồng nhận thấy sự bất lợi; khi phải thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng. Tuy nhiên, không phải bên giao kết hợp đồng phủ nhận giá trị pháp lý của hợp đồng là được chấp thuận. Pháp luật luôn công bằng và có đủ quy định bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ dân sự. Theo đó:

  • Pháp luật có đủ quy định để giải quyết tranh chấp đối với các trường hợp mua bán, cung ứng dịch vụ, đầu tư kinh doanh không có hợp đồng.
  • Pháp luật cũng quy định quyền yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực hợp đồng, yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu khi người yêu cầu có đủ căn cứ hợp pháp.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

– Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi; chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

– Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu; hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

– Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

– Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này; luật khác có liên quan quy định.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Ký hợp đồng thông qua qua thư điện tử thì có được không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu hợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Có mấy trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu?

– Giao dịch dân sự vô hiệu khi không đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015.
– Có 07 trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu quy định từ Điều 123 đến Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói không?

– Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 các hình thức giao của giao dịch dân sự có bao gồm giao dịch dân sự bằng lời nói. Tuy nhiên chỉ có khi hiệu lực với một số giao dịch đơn giản, phổ biến.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.