Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất hiện nay là bao nhiêu?

08/05/2022
Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất hiện nay là bao nhiêu
647
Views

Chào Luật sư, hiện tại ở xóm tôi đang thu hồi đất để xây dựng bệnh viện. Tôi thấy giá đất còn chưa hợp lý nên nhất quyết không đồng ý để thu hồi. Tuy nhiên, hôm nay hàng xóm nhà tôi sang chơi, họ kêu tôi nhanh chóng thỏa thuận giá và nhanh chóng dọn đi nếu không sẽ bị cưỡng chế. Không những vậy, tôi còn phải chịu mức phí cưỡng chế thu hồi đất lên tới hàng chục triệu. Liệu thông tin này có đúng hay không? Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất hiện nay là bao nhiêu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cưỡng chế thu hồi đất là thủ tục được tiến hành khi chủ thể bị thu hồi đất không tự nguyện giao đất, nên các cơ quan có thẩm quyền tiến hành thu hồi đất theo quyết định thu hồi đất và quyết định cưỡng chế thu hồi đất đã ban hành. Để tổ chức thu hồi đất, thì cần phải có sự tham gia của nhiều chủ thể, nên cần phải có kinh phí để trả cho những chủ thể tham gia cưỡng chế thu hồi đất này. Để trả lời câu hỏi của bạn, mời bạn đọc tham khảo bài viết này nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai 2013

Thu hồi đất là gì?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai (theo khái niệm được quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Nếu như giao đất, cho thuê đất là cơ sở làm phát sinh quan hệ pháp luật đất đai; phát sinh quyền sử dụng đất của người sử dụng đất thì thu hồi đất có hậu quả pháp lý ngược lại; đó là chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai, chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất; bằng một quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất hiện nay là bao nhiêu
Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất hiện nay là bao nhiêu

Điều kiện thu hồi đất hiện nay như thế nào?

Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây:

  • Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc
  • Xây dựng căn cứ quân sự
  • Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh
  • Xây dựng ga, cảng quân sự
  • Xây dựng công trình công nghiệp; khoa học và công nghệ; văn hóa; thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng; an ninh
  • Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân
  • Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí
  • Xây dựng cơ sở đào tạo; trung tâm huấn luyện; bệnh viện; nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân
  • Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
  • Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
  • Nhà nước chỉ thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội trong các trường hợp sau:
  • Thực hiện dự án của Quốc hội chấp thuận, quyết định đầu tư.
  • Thực hiện dự án của Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư.
  • Thực hiện dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.

Thẩm quyền thu hồi đất thuộc về chủ thể nào?

Thẩm quyền thu hồi đất phù hợp với thẩm quyền giao đất; theo đó UBND cấp tỉnh thu hồi đất của :

UBND cấp huyện; quận có thẩm quyền thu hồi đất của hộ gia đình; cá nhân và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Đối với các dự án mà có cả hai đối tượng trên bị thu hồi đất thì thẩm quyền do UBND cấp tỉnh.

Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của cả hai cơ quan nêu trên thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi.

Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất hiện nay là bao nhiêu?

Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất hiểu đơn giản chính là những chi phí cần phải trả khi thực hiện hoạt động cưỡng chế thu hồi đất. Hoạt động thu hồi đất nói chung và cưỡng chế thu hồi đất nói riêng cần huy động nhiều nhân lực tham gia và nó cũng phải trải qua những giai đoạn nhất định. Những chi phí phát sinh trong hoạt động cưỡng chế thu hồi đất gồm:

  • Chi phí thông báo, tuyên truyền vận động các đối tượng thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất;
  • Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng chống cháy nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế thu hồi đất;
  • Chi phục vụ công tác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất;
  • Chi phí niêm phong, phá, tháo dỡ, vận chuyển tài sản; di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan ra khỏi khu đất cưỡng chế, chi thuê địa điểm, nhân công, phương tiện bảo quản tài sản và các khoản chi phí thực tế hợp pháp khác
  • Chi cho công tác quay phim, chụp ảnh phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế thu hồi đất;
  • Chi phí bảo vệ, chống tái chiếm đất sau khi tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của thửa đất cưỡng chế thu hồi đến thời điểm hoàn thành việc giải phóng mặt bằng;
  • Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.
Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất hiện nay là bao nhiêu
Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất hiện nay là bao nhiêu

Chi phí cưỡng chế thu hồi đất do ai chịu?

Căn cứ khoản 3, điều 3 Thông tư số 74/2015/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ , tái định cư khi nhà nước thu hồi đất quy định như sau:

“Căn cứ mức kinh phí được trích cụ thể của từng dự án, tiểu dự án, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xác định kinh phí dự phòng tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất không quá 10% kinh phí quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này để tổng hợp vào dự toán chung…”

Từ đó, thấy nguồn kinh phí để thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được lấy từ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án. Chi phí cưỡng chế thu hồi đất sẽ do chủ đầu tư dự án chi trả, ngân sách chi trả chi phí cưỡng chế thu hồi đất lấy từ ngân sách của dự án. Lưu ý: Chủ thể bị cưỡng chế thu hồi đất không phải chi trả chi phí cưỡng chế thu hồi đất.

Trình tự, thủ tục thu hồi đất mới hiện nay

Bước 1. Thông báo thu hồi đất

Ủy ban nhân dân có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi.

Bước 2. Ra quyết định thu hồi đất

UBND cấp tỉnh: thu hồi đất với tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

UBND cấp huyện: thu hồi đất đối với hộ gia đình; cá nhân; cộng đồng dân cư; thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Bước 3. Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất

Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất; điều tra; khảo sát; đo đạc; kiểm đếm.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.

Bước 4. Lấy ý kiến, lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường khi thu hồi đất, hỗ trợ, chính sách tái định cư và phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

Bước 5. Quyết định phê duyệt và niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

UBND cấp xã có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

Bước 6. Tổ chức chi trả bồi thường

Theo quy định tại Điều 93 Luật Đất đai 2013, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi “Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất hiện nay là bao nhiêu?”

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về: Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất hiện nay là bao nhiêu?. Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycamxác nhận độc thân, Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký nhãn hiệuHợp pháp hóa lãnh sự…, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là cưỡng chế thu hồi đất?

Pháp luật chưa có quy định rõ về định nghĩa này. Tuy nhiên có thể hiểu cưỡng chế thu hồi đất là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các chủ thể này không chấp nhận quyết định thu hồi đất. Đây cũng là một dạng cưỡng chế hành chính.

Nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất được quy định thế nào?

Tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, đảm bảo đúng trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật.
Thời điểm tiến hành cưỡng chế thu hồi phải được thực hiện trong giờ hành chính.

Thời hạn là bao lâu để quyết định cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện?

Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật. Thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.