Kinh doanh thức ăn đường phố có cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

10/10/2022
Kinh doanh thức ăn đường phố có cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
413
Views

Bạn muốn kinh doanh thức ăn đường phố nhưng thắc mắc không biết kinh doanh thức ăn đường phố có cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không? Cơ sở kinh doanh nào phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có bị phạt không? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm là giấy tờ pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương) cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Cơ sở kinh doanh nào phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Để trả lời câu hỏi Kinh doanh thức ăn đường phố có cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không? Chúng ta cần tìm hiểu xem Cơ sở kinh doanh nào phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Cụ thể, Cơ sở kinh doanh sau đây phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn bao gồm: cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm như: cơ sở sản xuất thực phẩm, cửa hàng bán thực phẩm, siêu thị, chợ.

Nếu cơ sở nêu trên đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Kinh doanh thức ăn đường phố có cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Kinh doanh thức ăn đường phố có cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Kinh doanh thức ăn đường phố có cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

– Sơ chế nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

– Nhà hàng trong khách sạn;

– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Kinh doanh thức ăn đường phố;

– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy, theo quy định trên cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, thực phẩn nhỏ lẻ, thực phẩm bao gói sẵn không thuộc các trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải đáp ứng, tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là bao lâu?

Theo Điều 7 Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

1. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

2. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 4 của Thông tư này, hiệu lực của Giấy chứng nhận cấp lại được tính theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.

3. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này, Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm kể từ ngày cấp lại.

Theo đó, hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 03 năm.

Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm năm 2022 cần chuẩn bị hồ sơ gì?

Như đã trình bày ở trên, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, thực phẩn nhỏ lẻ, thực phẩm bao gói sẵn không thuộc các trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Theo Khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Quy trình xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm năm 2022 như thế nào?

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như đã hướng dẫn nêu trên.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn
  • Sở Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ: Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện.

Kinh doanh thức ăn đường phố không xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có bị phạt không?

Như đã trình bày ở trên, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, thực phẩn nhỏ lẻ, thực phẩm bao gói sẵn không thuộc các trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ không bị phạt. Tuy nhiên, các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý như sau:

Căn cứ Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

Theo đó, hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Kinh doanh thức ăn đường phố có cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; mua hóa đơn điện tử; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Sản xuất hộp đựng thức ăn có cần xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Theo quy định, cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thì không cần xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Do đó khi bạn mở cơ sở sản xuất hộp đựng thức ăn thì không cần tới cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục này.

Nhân viên bếp ăn tập thể có phải tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm không?

Theo quy định, nhân viên tại bếp ăn tập thể (trực tiếp sản xuất thực phẩm) mỗi năm phải tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bán trái cây có cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo quy định, trường hợp kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thì không cần phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Cho nên bạn không cần thực hiện thủ tục này. Do bạn không thuộc các trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho nên bạn sẽ không bị phạt khi kinh doanh không có giầy tờ này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.