Đòi tiền bồi dưỡng để trả lại của rơi là phạm luật

10/10/2022
340
Views

Xin chào luật sư. Tôi có đánh rơi một chiếc túi xách khi đi trên đường từ chợ về nhà. Tôi có đăng lên hội nhóm trên Facebook để tìm đồ thì sau đó có người nhắn tin và nói rằng đã nhặt được túi của tôi. Trong túi có một số giấy tờ cá nhân như căn cước công dân, thẻ ngân hàng, bằng lái xe, một số tiền mặt và cả chiếc lắc tay của tôi. Khi được liên hệ nhận lại túi làm rơi, thì người nhặt được đề nghị tôi phải tặng lại 3 triệu đồng coi là tiền bồi dưỡng mới trao lại đồ. Vậy xin hỏi việc đòi tiền bồi dưỡng của người này để trả lại tài sản có phải vi phạm pháp luật không? Xử lý người này như thê nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Việc đánh rơi đồ là điều xảy ra rất phổ biến do nhiều người chủ quan không bảo vệ tài sản của mình cẩn thận. Nhiều người nhặt được đồ bị đánh rơi nảy sinh ý định xấu nên thường đồi tiền người đánh rơi thì mới trả lại tài sản. Vậy theo quy định pháp luật khi nhặt được của rơi thì phải làm như thế nào? Nhặt được của rơi có phải trả lại người đánh mất không? Không trả lại tài sản cho người đánh mất thì có bị xử phạt? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Đòi tiền bồi dưỡng để trả lại của rơi là phạm luật“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Tài sản đánh rơi là gì?

Tài sản bị đánh rơi là vật rời khỏi sự quản lý của chủ sở hữu hoặc người đang quản lý tài sản này nhưng họ không biết. Vật đánh rơi thường được hiểu là các động sản có kích thước nhỏ; có thể cầm tay hay mang theo (tư trang, túi xách…). Tuy vậy, nếu người chủ hoặc người quản lí đang trên phương tiện di chuyển; thì vật đánh rơi có thể có kích cỡ lớn hơn.

Cần phân biệt tài sản bị đánh rơi với tài sản vô chủ. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó. Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu của mình đối với tài sản bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.

Quy định của pháp luật về việc nhặt được tài sản đánh rơi

Theo quy định tại Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trường hợp xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên như sau:

Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó.

Nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết nhận lại. Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này sẽ thuộc về người nhặt được hoặc được xử lý theo quy định pháp luật.

Đòi tiền bồi dưỡng để trả lại của rơi là phạm luật

Đòi tiền bồi dưỡng để trả lại của rơi là phạm luật
Đòi tiền bồi dưỡng để trả lại của rơi là phạm luật

Theo quy định ở trên thì khi nhặt được của rơi, người nhặt được có trách nhiệm thông báo cho người đánh rơi, trường hợp không xác định được thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để người đánh rơi biết để nhận lại.

Người nhặt được ví phải trả lại cho chủ tài sản vô điều kiện. Việc chủ tài sản hậu tạ hoặc có sự cảm ơn như thế nào là do tùy tâm, tự nguyện của người làm rơi tài sản. Người nhặt được ví ra điều kiện phải tặng lại khoản tiền bồi dưỡng là hành vi trái pháp luật. Tuỳ tính chất và mức độ của hành vi người đòi tiền, giá trị tài sản nhặt được mà họ có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định pháp luật.

Xử lý hành chính

Người nhặt được ví có thể bị xử lý với hành vi chiếm giữ tài sản trái phép và hành vi cưỡng đoạt tài sản của người khác (yêu cầu bồi dưỡng tiền thì mới trả lịa tài sản)

Với các hành vi này, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo điểm đ và điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Cụ thể

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;….

Theo đó người vi phạm sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đồng thời phải trả lịa tài sản nhặt được cho người đánh rơi. Trường hợp đã nhận tiền bồi dưỡng thì người này còn bị buộc phải nộp lại số tiền này.

Xử lý hình sự

Người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Chiếm giữ trái phép tài sản” được quy định tại Điều 176 Bô luật hình sự 2015. Theo đó:

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản 

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo đó nếu tài sản nhặt được có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên (hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa) thì người nhặt được khi đã được yêu cầu trả lại tài sản đó nhưng không trả thì sẽ bị truy cứu về tội chiếm giữ trái phép tài sản với mức hình phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm; phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Đòi tiền bồi dưỡng để trả lại của rơi là phạm luật” Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục khai sinh cho con; làm lại giấy khai sinh, xin trích lục khai sinh,… hoặc muốn tham khảo mẫu tờ khai đăng ký lại giấy khai sinh; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đòi lại đồ làm rơi nhưng người nhặt được không trả thì làm như thế nào?

Trước hết bạn vẫn nên thể hiện sự thiện chí để thương lượng với người nhặt được mong họ trả lại tài sản và sẽ hậu tạ họ một khoản tiền. Nhưng nếu người đó vẫn không có ý định trả lại, bạn có thể làm đơn tố cáo và trình báo với công an xã nơi bạn làm rơi tài sản của mình về hành vi của người nhặt được cùng với đó là xuất trình các bằng chứng thể hiện người này không chịu trả lại tài sản cho bạn để cơ quan chức năng có căn cứ xử lý với trường hợp này.

Nhặt được của rơi sau bao nhiêu lâu thì được lấy?


Căn cứ khoản 2 điều 230 bộ luật dân sự 2015, sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này sẽ được xác định như sau:
+ Trường hợp tài sản nhỏ hơn 10 tháng lương cơ sở: Người nhặt được có thể sở hữu tài sản này.
+ Trường hợp tài sản lớn hơn 10 tháng lương cơ sở: Người nhặt được được hưởng bằng mức 10 tháng lương cơ sở và 50% của phần vượt quá. 50% còn lại sẽ thuộc về nhà nước.
Trường hợp này đã trừ chi phí bảo quản.
+ Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước, người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định tại điều 30 Nghị định 29/2018/NĐ-CP như sau:
+ Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;

Chiếm hữu ngay tình là gì?

Trong bộ luật dân sự 2015 có quy định về khái niệm chiếm hữu ngay tình tại điều 180 như sau:
“Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
Theo đó, chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu, bao gồm chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.