Nhặt được của rơi có phải trả lại người đánh mất

13/08/2021
Nhặt được của rơi
1147
Views

Theo quy định phát luật hiện hành, một người khi nhặt được tài sản cần phải trả lại cho người đánh mất. Cách nhanh nhất mọi người có thể nộp cho công an địa phương để tìm lại chủ tài sản. Vậy, nếu như nhặt được của rơi không liên hệ trả lại cho người mất có sao không? Hãy cùng phòng tư vấn luật dân sự của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Nhặt được của rơi cần phải làm gì?

Căn cứ điều 230 bộ luật dân sự 2015; sau khi nhặt được của rơi, người nhặt được cần phải làm như sau:

+ Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên:

  • Phải thông báo cho người đánh rơi biết
  • Hoặc đếm trả lại tài sản cho người đó

+ Nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

Sau khi khai báo với ủy ban nhân dẫn phường, xã người nhặt được tài sản đợi cơ quan chức năng trao trả tài sản cho người mất. Trường hợp không tìm được người mất sau một năm tài sản đó sẽ có thể thuộc về người nhặt được, cụ thể như sau.

Xác định quyền sở hữu đối với tài sản đánh rơi không có người nhận lại

Căn cứ khoản 2 điều 230 bộ luật dân sự 2015; chúng ta chia thành các trường hợp sau:

+ Trường hợp tài sản nhỏ hơn 10 tháng lương cơ sở: Người nhặt được có thể sở hữu tài sản này.

+ Trường hợp tài sản lớn hơn 10 tháng lương cơ sở: Người nhặt được được hưởng bằng mức 10 tháng lương cơ sở và 50% của phần vượt quá. 50% còn lại sẽ thuộc về nhà nước.

  • Trường hợp này đã trừ chi phí bảo quản.

+ Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định tại điều 30 Nghị định 29/2018/NĐ-CP như sau:

+ Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;

+ Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;

+ Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;

+ Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%;

+ Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%;

Nhặt được của rơi không trả người đánh mất bị xử lý như thế nào?

Theo quy định bộ luật dân sự 2015, người nhặt được của rơi phải liên hệ để trả lại cho người bị mất. Nếu không tìm được người đánh rơi sau 1 năm tài sản đó sẽ được xác định xem là thuộc về ai, người nhặt được có phần lợi ích trong đó. Trường hợp người nhặt được tài sản không đem trả lại cho người mất sẽ bị xử lý phạt hành chính và có thể bị xử lý hình sự.

Mức xử phạt hành chính

Căn cứ điểm e khoản 2 điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; quy định người nào có hành vi cố ý chiếm giữ trái phép tài sản của người khác sẽ bị xử phạt hành chính từ 02-05 triệu đồng.

Ngoài ra, trường hợp khi nhặt được của rơi mà hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì có thể bị xử phạt hành chính từ 02-05 triệu đồng.

Chịu trách nhiệm hình sự

Căn cứ điều 176 bộ luật hình sự 2015; trường hợp người nhặt được tài sản của người khác mà cố ý chiếm hữu không đem trả lại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, quy định như sau:

+ Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

+ Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tài sản là gì?

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Tài sản bỏ quên là gì?

Vật bị bỏ quên là những vật dụng, tiền bạc mà người chủ hoặc người quản lý do sơ suất mà bỏ quên; rời khỏi sự quản lý (trực tiếp hoặc gián tiếp) ngoài ý muốn của họ. Tùy vào từng trường hợp mà vật bị bỏ quên có thể có kích thước nhỏ hoặc lớn.

Tài sản đánh rơi là gì?

Là vật rời khỏi sự quản lý mà chủ sở hữu không biết. Vật đánh rơi thường được hiểu là các động sản có kích thước nhỏ; có thể cầm tay hay mang theo (tư trang, túi xách…). Tuy vậy, nếu người chủ hoặc nguời quản lí đang trên phương tiện di chuyển; thì vật đánh rơi có thể có kích cỡ lớn hơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời