Mức lương cơ sở của công chức, viên chức năm 2022

22/08/2022
Mức lương cơ sở của công chức, viên chức năm 2022
837
Views

Căn cứ để tính lương công chức, viên chức là mức lương cơ sở. Vậy mức lương cơ sở của công chức, viên chức năm 2022 là bao nhiêu? Khi nào thực hiện chế độ tiền lương mới với công chức, viên chức? Hãy cùng tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này tại bài viết dưới đây của Luật sư 247.

Căn cứ pháp lý

Mức lương cơ sở dùng để làm gì?

Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

  • Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức,…
  • Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
  • Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Như vậy, ngoài việc dùng để tính lương công chức, viên chức thì mức lương cơ sở còn dùng để tính các khoản sinh hoạt phí, hoạt động phí, xác định khoản tiền đóng BHXH bắt buộc tối đa,…

Mức lương cơ sở của công chức, viên chức năm 2022 như thế nào?

Hiện nay, mức lương cơ sở được áp dụng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP.

Điều 3. Mức lương cơ sở

  1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy, mức lương cơ sở 2022 với công chức, viên chức là 1.490.000 đồng/tháng.

Tiền lương cao nhất, thấp nhất cua viên chức một số ngành năm 2022.

Lương viên chức công nghệ thông tin, an toàn thông tin cao nhất gần 12 triệu đồng/tháng

Thông tư 08/2022/TT-BTTTT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin, có hiệu lực từ 15/8/2022.

Trong đó hướng dẫn xếp lương viên chức công nghệ thông tin, an toàn thông tin cao nhất gần 12 triệu đồng/tháng. Cụ thể:

  • Đối với hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A31) có 6 bậc, từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8.00; (Theo mức lương cơ sở 2022 là 1,49 triệu đồng/tháng thì lương viên chức sẽ dao động từ 9,2 đến 11,9 triệu đồng/tháng)
  • Hạng II, dao động từ 6,56 đến 10,1 triệu đồng;
  • Hạng III, dao động từ từ 3,47 triệu đồng đến 7,42 triệu đồng;
  • Hạng IV dao động từ 2,77 triệu đồng đến 6,05 triệu đồng.

Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng trở lên được tuyển dụng vào vị trí việc làm có yêu cầu chức danh nghề nghiệp hạng IV thì được xếp vào bậc 2; nếu có thời gian tập sự thì trong thời gian tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 của chức danh nghề nghiệp hạng IV.

Mức lương cơ sở của công chức, viên chức
Mức lương cơ sở của công chức, viên chức

Lương viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở cao nhất 9,5 triệu đồng/tháng

Có hiệu lực từ ngày 25/8/2022, Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở, trong đó hướng dẫn xếp lương như sau:

  • Đối với chức danh nghề nghiệp phương pháp viên:
  • Chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

(Theo mức lương cơ sở 2022 là 1,49 triệu đồng/tháng, thì lương viên chức sẽ từ 5,96 triệu đồng đến 9,5 triệu đồng)

  • Còn hạng III dao động từ 3,47 triệu đồng đến 7,42 triệu đồng.
  • Và hạng IV dao động từ 2,77 triệu đồng đến 6,05 triệu đồng.
  • Đối với chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa:
  • Hạng II thì mức lương sẽ từ 5,96 triệu đồng đến 9,5 triệu đồng.
  • Hạng III dao động từ 3,47 triệu đồng đến 7,42 triệu đồng;
  • Còn hạng IV dao động từ 2,77 triệu đồng đến 6,05 triệu đồng.

Lương viên chức thư viện dao động từ 2,77 đến 10,2 triệu đồng/tháng

Có hiệu lực từ ngày 15/8/2022, Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định:

Lương viên chức thư viện sẽ dao động từ mức thấp nhất là 2,77 triệu đồng đến mức cao nhất là 11,2 triệu đồng.

Khi nào thực hiện chế độ tiền lương mới với công chức, viên chức?

Ban đầu, chế độ tiền lương mới với công chức, viên chức dự kiến thực hiện từ năm 2021 (theo Nghị quyết 27-NQ/TW).

Sau đó, Quốc hội đã lùi thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 01/7/2021 sang ngày 01/7/2022. Tuy nhiên, dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến việc thực hiện cải cách tiền lương, dẫn đến việc lùi cải cách tiền lương với cán bộ công chức, viên chức.

Cụ thể, tại Nghị quyết 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022:

Điều 3. Về thực hiện chính sách tiền lương

  1. Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
  2. Tiếp tục thực hiện quy định về tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương để tích lũy nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm phù hợp.

Như vậy, thay vì thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2022, Quốc hội đã quyết định lùi thực hiện chế độ tiền lương mới với công chức, viên chức. Đồng thời, yêu cầu tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương để thực hiện chế độ tiền lương mới vào thời điểm thích hợp.

5 bảng lương mới khi thực hiện chế độ tiền lương mới

Cũng theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương thì sẽ có 5 bảng lương mới với công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bao gồm:

Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:

(1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;

(2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương;

Không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.

Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:

Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.

3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:

  • 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
  • 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
  • 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.

(Trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mức lương cơ sở của công chức, viên chức năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: tờ khai trích lục hộ tịch, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833.102.102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Chu kỳ thay đổi của lương cơ sở như thế nào?

Không có chu kỳ thay đổi cố định, phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của ngân sách Nhà nước.

Áp dụng mức lương cơ sở theo nguyên tắc nào?

Dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương của các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang để tính lương cho các đối tượng này.

Đối tượng áp dụng của lương cơ sở và lương tối thiểu vùng như thế nào?

Lương cơ sở áp dụng cho các đối tượng là công nhân viên chức, cán bộ nhà nước, người lao động, người hưởng chế độ thuộc khu vực nhà nước: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị hoạt động được nhà nước hỗ trợ kinh phí, …
Lương tối thiểu vùng áp dụng cho các đối tượng là người lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác ngoài khu vực nhà nước có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.