Quy định về tư vấn pháp luật. Các hình thức tư vấn pháp luật

10/10/2022
Quy định về tư vấn pháp luật. Các hình thức tư vấn pháp luật
464
Views

Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế – xã hội hiện nay, ngày càng có nhiều khách hàng nhờ tới sự tư vấn, hỗ trợ của người tư vấn pháp luật để giải đáp trước những vấn đề pháp luật mình gặp phải. Vậy quy định về tư vấn pháp luật như thế nào? Có các hình thức tư vấn pháp luật nào? Nếu bạn cũng có những câu hỏi này, thì hãy cùng Luật Sư 247 tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Khái niệm tư vấn pháp luật

Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn khách hàng sử dụng đúng pháp luật, cung cấp các dịch vụ pháp lý nhằm giúp khách hàng thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Để thực hiện được hoạt động tư vấn pháp luật người tư vấn cần phải có những kĩ năng nhất định.

Các hình thức tư vấn pháp luật

Hình thức tư vấn trực tiếp bằng lời nói

Tư vấn pháp luật bằng lời nói thường được áp dụng với các vụ việc có tính chất đơn giản. Khách hàng gặp gỡ người tư vấn để trình bày vụ việc của họ và nhờ người tư vấn pháp luật giúp họ tìm giải pháp của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hay là việc người tư vấn pháp luật sử dụng ngôn từ trong hoạt động nghề nghiệp người tư vấn trao đổi bằng lời nói với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết, giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý và truyền đạt thông tin đến người được tư vấn.

Đặc điểm tư vấn bằng lời nói

Tư vấn pháp luật bằng lời nói được thực hiện trong khuôn khổ hoạt động nghề nghiệp của người tư vấn với người yêu cầu đặc thù. Người tư vấn pháp luật phải là những người được pháp luật quy định về điều kiện chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc, theo Khoản 1 Điều 17 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017:

“Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:

a) Trợ giúp viên pháp lý;

b) Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

c) Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

d) Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.”

Lời nói của người tư vấn pháp luật là hoạt động có đối tượng, mục đích là công cụ, phương tiện thực hiện nhiệm vụ, nghề nghiệp của người tư vấn.

Việc tư vấn có khả năng tác động trực tiếp đến người cần tư vấn.

Hình thức yêu cầu tư vấn bằng lời nói

Hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói bao gồm

-Tư vấn trực tiếp tư vấn pháp luật bằng lời nói tại trụ sở văn phòng hoặc theo địa điểm mà khách hàng yêu cầu.

-Tư vấn qua điện thoại, tổng đài tư vấn.

-Tư vấn qua đài phát thanh, truyền hình.

-Tư vấn trực tuyến.

Yêu cầu trong tư vấn.

Yêu cầu về nội dung nói: Đúng pháp luật; đầy đủ nội dung, khách quan, không tùy tiện suy diễn, có căn cứ; có lập luận chặt chẽ và có chất lượng.

Yêu cầu về cách nói: Ngôn ngữ ngắn gọn, chuẩn xác, dễ hiểu. Trình bày rõ ràng, logic, có tóm tắt, kết luận để khách hàng nắm được những điều quan trọng nhất. Cách nói phù hợp với từng đối tượng được tư vấn và nói hay, hấp dẫn.

Trình tự tư vấn pháp luật bằng lời nói

Nghe khách hàng trình bày:  Trong quá trình khách hàng trình bày người tư vấn cần lắng nghe, ghi chép những nội dung chính, sau đó có thể đặt những câu hỏi để khách hàng làm rõ thêm; thông thường lần đầu tiên tiếp xúc, người tư vấn chưa thể nắm bắt một cách chắc chắn bản chất của sự việc đó hơn nữa, khách hàng thường trình bày theo ý chí chủ quan và bỏ qua nhiều chi tiết mà họ cho là không cần thiết. Vì vậy, người tư vấn cần gợi ý những vấn đề để khách hàng trình bày đúng bản chất của vụ việc.

Tóm tắt lại yêu cầu của khách hàng, các tình tiết liên quan theo cách hiểu của người tư vấn. Việc này nhằm đảm bảo người tư vấn đã hiểu đúng câu chuyện của khách hàng. Và nếu phát hiện những điểm nhầm lẫn khách hàng kịp đính chính lại.

Trình tự tư vấn pháp luật bằng lời nói
Trình tự tư vấn pháp luật bằng lời nói

Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến việc cần tư vấn.

Tra cứu tài liệu tham khảo. Việc này giúp người tư vấn khẳng định chính suy nghĩ của mình. Trường hợp không tìm thấy văn bản cần tìm hoặc nghi ngờ về hiệu lực của văn bản đó. Thì người tư vấn không nên vội đưa ra giải pháp vội mà hẹn khách hàng vào một dịp khác.

Đinh hướng cho khách hàng: Sau khi đã hoàn thành các bước trên, người tư vấn sẽ đưa ra giải pháp cho khách hàng để trả lời các vấn đề mà khách hàng yêu cầu, đưa ra những ý kiến để khách hàng lựa chọn phương thức bảo vệ quyền của mình một cách tốt nhất.

Hình thức tư vấn bằng văn bản

Tư vấn pháp luật bằng văn bản được hiểu là người tư vấn trao đổi bằng văn bản với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết đến những vấn đề mà khách hàng cần tư vấn. Việc tư vấn bằng văn bản thông thường được tiến hành khi:

Khách hàng ở xa, không trực tiếp đến gặp người tư vấn và không muốn tư vấn qua điện thoại.

Khách hàng muốn khẳng định độ tin cậy của giải pháp thông qua việc đề ra các câu hỏi để người tư vấn trả lời bằng văn bản.

Kết quả tư vấn bằng văn bản có thể được khách hàng sử dụng để phục vụ cho mục đích khác của họ.

Những vụ, việc phức tạp mà nếu người tư vấn tư vấn bằng lời nói thì khách hàng không nắm bắt hết được.

Việc tư vấn bằng văn bản có thể được thực hiện theo hai hình thức: Khách hàng viết đơn, thư, chuyển fax. Và khách hàng trực tiếp đến gặp người tư vấn và đề nghị tư vấn bằng văn bản.

Khi thực hiện tư vấn bằng văn bản thông thường hai bên. (người tư vấn và khách hàng) phải ký hợp đồng tư vấn pháp luật với nhau.

Đặc điểm tư vấn bằng văn bản

Sử dụng ngôn từ dưới dạng viết trong hoạt động nghề nghiệp để truyền đạt thông tin tới người được tư vấn nhằm tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của họ, có mục đích cụ thể.

Không chỉ là hình thức trao đổi thông tin thông thường mà còn là công cụ, phương tiện thực hiện nghề nghiệp.

Có khả năng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

Yêu cầu khi tư vấn bằng văn bản

Nghiên cứu kỹ yêu cầu của khách hàng. Trao đổi với khách hàng về yêu cầu của họ để khẳng định trong một số trường hợp cần thiết.

 Tra cứu các tài liệu văn bản pháp luật có liên quan để phục vụ cho việc tư vấn. Soạn văn bản trả lời cho khách hàng.

Khi viết văn bản tư vấn cần phải có tính logic, xúc tích, chính xác ngôn ngữ thích hợp, lịch sự và trả lời đúng hẹn với khách hàng.

Trình tự tư vấn bằng văn bản

Tiếp nhận và nghiên cứu kĩ yêu cầu của khách hàng: Việc tiếp nhận thông tin là một bước đệm quan trọng để người tư vấn có cái nhìn tổng quan về vụ việc. cũng như định hướng được rõ ràng yêu cầu của khách hàng để cung cấp dịch vụ pháp lý phù hợp.

Trao đổi với khách hàng để tái khẳng định yêu cầu của họ, nếu thấy cần thiết. Nếu người tư vấn cần thiết phải có thêm tài liệu thì yêu cầu khách hàng cung cấp.

Tra cứu tài liệu, các văn bản pháp luật có liên quan: Trong trường hợp sau khi đã nghiên cứu hồ sơ người tư vấn phải tìm kiếm được cơ sở pháp lý cho các vấn đề có liên quan để làm khung hành lang pháp lý cho công việc mà người tư vấn đang thực hiện,

Người tư vấn cũng có thể mời khách hàng gặp người tư vấn khác để xin tư vấn về những vấn đề mà mình đã phát hiện nhưng không thuộc chuyên môn của mình. Tránh tình trạng mặc dù biết không thuộc chuyên môn của mình nhưng vẫn thực hiện tư vấn dẫn đến kết luận đưa ra không chính xác, không đúng pháp luật.

Soạn văn bản trả lời cho khách hàng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Quy định về tư vấn pháp luật. Các hình thức tư vấn pháp luật“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu giải thể công ty; hoặc sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; tìm hiểu quy định pháp luật về thứ tự thanh toán nợ khi công ty giải thể;… của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Ưu điểm tư vấn bằng văn bản

Tạo cơ hội cho người tư vấn thâm nhập hồ sơ kỹ càng và chính xác hơn. Tư vấn bằng văn bản yêu cầu người tư vấn phải làm việc cẩn thận hơn, chu đáo. Văn bản tư vấn đưa ra phải có độ chính xác, cơ sở khoa học, đúng pháp luật.
Khách hàng có thể nắm bắt rõ ràng, đầy đủ những tư vấn của người tư vấn. Trong trường hợp, vụ việc cần tư vấn quá phức tạp, mà khách hàng không thể nắm bắt hết được khi tư vấn bằng lời nói.
Khách hàng có thể khẳng định độ tin cậy của giải pháp mà người tư vấn đưa ra. Qua đó, khách hàng có thể sử dụng kết quả tư vấn vào những mục đích khác của mình. Không phải đến gặp trực tiếp người tư vấn. Chi phí tư vấn thường ít tốn kém hơn.

Nhược điểm tư vấn bằng văn bản​

Người tư vấn khó nắm bắt bắt được hết tâm lý khách hàng. Khó có cơ hội tương tác để tìm hiểu rõ hơn những yêu cầu của khách hàng. Do đó, người tư vấn khó đưa ra được những giải pháp vừa hợp lý, lại hợp tình.
Người tư vấn phải có kỹ năng soạn thảo văn bản tư vấn tốt.
Khách hàng sẽ không có cơ hội để tìm hiểu, yêu cầu giải đáp các vướng mắc mới phát sinh. Thời gian nhận được sự tư vấn, hướng dẫn sẽ lâu hơn so với tư vấn trực tiếp bằng lời nói. Người tư vấn có thể tư vấn, hướng dẫn tỷ mỷ những giấy tờ, tài liệu cần thực hiện.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.