Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định?

21/11/2021
Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định?
597
Views

Chào luật sư! Tin xin trình bày vấn đề của mình như sau: Tôi sinh sống và làm việc tại Tiền Giang; đã gặp gỡ và quen biết anh Kang H (người Hàn quốc). Sau đó; chúng tôi tiến tới hôn nhân nhưng việc xuất cảnh bất thành. Tôi chấp nhận việc không sang Hàn Quốc và sau đó cưới anh A là một người cùng làng; chấp nhận không được làm thủ tục đăng kí kết hôn với người chồng thực sự vì tôi đang có hôn nhân hợp pháp với người Hàn Quốc. Thế nhưng khi đứa con sinh ra không được cấp giấy khai sinh do tôi cần có đơn ly hôn với người chồng Hàn Quốc hoặc làm đơn cam đoan con mình sinh ra ngoài giá thú và chỉ được mang họ mẹ. Chính vì vậy; tôi muốn xin tư vấn về Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định? Rất mong được luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn

Hủy việc kết hôn trái pháp luật là gì

Kết hôn trái pháp luật: là việc nam; nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhưng vi phạm 1 trong các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Vi phạm đó phải là vi phạm tại thời điểm đăng ký kết hôn.

Các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật bao gồm:

  1. Tuổi kết hôn: Là độ tuổi tối thiểu của nam và nữ được phép kết hôn; không quy định độ tuổi kết hôn tối đa và chênh lệch độ tuổi giữa vợ và chồng. Theo đó; Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
  2. Tự nguyện kết hôn: Là việc 2 bên nam; nữ xác lập quan hệ vợ chồng hoàn toàn tự do theo ý chí của mỗi bên. Hành vi vi phạm sự tự nguyện kết hôn như: cưỡng ép kết hôn; lừa dối kết hôn…
  3. Chủ thể không bị mất năng lực hành vi dân sự.
  4. Không thuộc trường hợp cấm kết hôn: kết hôn giả tạo; đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn; kết hôn giữa những người có dòng máu trực hệ; họ 3 đời; ….

Hủy việc kết hôn trái pháp luật: là biện pháp do Tòa án thực hiện; nhằm làm cho việc kết hôn trái pháp luật không tồn tại.

Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định

Nguyên tắc

  • Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
  • Tòa án chỉ giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật khi có yêu cầu.
  • Tòa án có thể hủy việc kết hôn khi có căn cứ.

Quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

Việc kết hôn vi phạm sự tự nguyện kết hôn:

  • Người bị cưỡng ép kết hôn; lừa dối kết hôn có quyền yêu cầu.
  • Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình; trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ được yêu cầu dựa trên đề nghị của người bị cướng ép kết hôn; lừa dối kết hôn.

Việc kết hôn kết hôn vi phạm đổ tuổi; năng lực hành vi dân sự và điều cấm kết hôn:

  • Vợ chồng của người đang có vợ chồng mà kết hôn với người khác; cha mẹ; con; người giám hộ; người đại diện theo pháp luật của người kết hôn trái pháp luật; có quyền yêu cầu.
  • Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.

Đường lối giải quyết

Hủy việc kết hôn trái pháp luật; tại thời điểm Tòa án giải quyết cả 2 bên vẫn chưa đủ điều kiện kết hôn; đủ nhưng 1 trong 2 bên không yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc 1 bên yêu cầu công nhận nhưng 1 bên yêu cầu ly hôn.

Công nhận quan hệ hôn nhân tại; thời điểm Tòa án giải quyết; cả 2 bên đã đủ điều kiện kết hôn và cùng yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân. Hôn nhân được công nhận từ thời điểm đủ điều kiện kết hôn.

Giải quyết ly hôn; tại thời điểm Tòa án giải quyết; cả 2 đủ điều kiện kết hôn; cả 2 yêu cầu ly hôn hoặc 1 bên yêu cầu ly hôn. (Có thể hiểu đây là bước làm tắt công nhận quan hệ hôn nhân rồi mới giải quyết ly hôn).

Thủ tục giải quyết yêu cầu việc hủy kết hôn trái pháp luật?

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ sẽ gồm các giấy tờ cụ thể sau:

  • Đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
  • Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;
  • Bản sao chứng minh nhân dân; hoặc căn cước công dân của hai vợ chồng;
  • Các tài liệu; chứng cứ, chứng minh việc vi phạm điều kiện kết hôn để tiến hành hủy kết hôn trái pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền hủy hôn nhân trái pháp luật là Tòa án nhân dân cấp huyện; trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền (căn cứ Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)

Bước 3. Tòa án thụ lý và giải quyết yêu cầu

Sau khi đã nhận đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ; Tòa án sẽ thông báo về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự. Người yêu cầu giải quyết nộp lại cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự; Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.

Hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật

Về quan hệ nhân thân: sẽ chấm dứt quan hệ vợ chồng.

Về quan hệ tài sản: Tài sản riêng của ai sẽ vẫn thuộc về người đó; Tài sản chung và nghĩ vụ thực hiện theo thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết. Lưu ý: bảo đảm quyền; lợi ích của người phụ nữ; con cái;…

Về con chung: giải quyết như khi vợ chồng ly hôn.

Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì giải quyết như thế nào?

Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; hủy việc kết hôn trái pháp luật được hiểu là biện pháp do Tòa án thực hiện; nhằm làm cho việc kết hôn trái pháp luật không tồn tại. Quy định này nhằm đảm bảo cho chế độ hôn nhân hợp pháp; ngày càng tiến bộ theo đúng mục đích, định hướng của nhà nước.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cản trở kết hôn là như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Cản trở kết hôn là việc đe dọa; uy hiếp tinh thần; hành hạ; ngược đãi; yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

Cưỡng ép kết hôn là như thế nào?

Khoản 4 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa; uy hiếp tinh thần; hành hạ; ngược đãi; yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Theo Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP; người thứ ba có thể cưỡng ép một trong hai bên hoặc cả hai bên tiến hành kết hôn trái với nguyện vọng của họ.

Lừa dối kết hôn được hiểu như thế nào?

Có thể hiểu rằng; lừa dối kết hôn là việc một bên cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể; tính chất của đối tượng hoặc nội dung của việc kết hôn; để bên kia chấp nhận xác lập kết hôn. Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP; đưa ra 1 số ví dụ về vấn đề này như: một bên nói với bên kia rằng nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp; sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; một bên biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu;…

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời