Bị mất bản án, quyết định ly hôn phải làm thế nào?

21/11/2021
Bị mất bản án quyết định ly hôn phải làm thế nào? Quyết định ly hôn được cấp khi nào? Vợ có được ly hôn khi chồng không chung thủy không?
671
Views

Quan hệ hôn nhân của vợ chồng chỉ chấm dứt khi bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực. Vậy bị mất bản án, quyết định ly hôn phải làm thế nào? Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn tại bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

Quyết định ly hôn được cấp khi nào?

Khoản 14 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Như vậy, chỉ khi có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa thì việc ly hôn của vợ, chồng mới hoàn toàn chấm dứt và được pháp luật công nhận.

Khi đó, nếu muốn kết hôn với người khác hay xin xác nhận tình trạng hôn nhân… người này đều phải cung cấp được bản án hoặc quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật. 

Thời điểm cấp quyết định, bản án ly hôn của Tòa án

Với trường hợp ly hôn thuận tình: Căn cứ khoản 4 Điều 397 và khoản 1 Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, kể từ ngày lập biên bản hòa giải Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự.

Theo quy định này; trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản hòa giải, Tòa án sẽ gửi quyết định thuận tình ly hôn cho vợ, chồng.

Với trường hợp ly hôn đơn phương:

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 269 Bộ luật Tố tụng dân sự, sau khi kết thúc phiên tòa, trong thời gian 03 ngày, Tòa án sẽ cấp trích lục bản án cho vợ, chồng ly hôn đơn phương.

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án sẽ giao và gửi bản án cho vợ, chồng.

Đặc biệt; dù là bản án hay quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật sẽ được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bị mất bản án, quyết định ly hôn phải làm thế nào?

Theo quy định; bản án, quyết định của Tòa án chỉ được cấp 01 lần. Tuy nhiên; theo khoản 1 Điều 269 Bộ luật Tố tụng dân sự, sau khi kết thúc phiên tòa 03 ngày làm việc, các đương sự cũng được cấp trích lục bản án.

Đồng thời, khoản 21 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nêu rõ:

21. Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án;

Tuy nhiên; trích lục bản án hiện không được định nghĩa tại các văn bản pháp luật tuy nhiên, thực tế có thể hiểu trích lục bản án là một phần của bản án liên quan đến đương sự đó.

Do đó; khi chẳng may làm mất quyết định hoặc bản án ly hôn, vợ, chồng hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án cấp sao trích lục bản án, quyết định của Tòa hoặc bản sao quyết định, bản án ly hôn. Giá trị của văn bản này tương đương với bản án hoặc quyết định gốc.

Để được cấp bản sao quyết định; bản án đã có hiệu lực pháp luật; theo hướng dẫn tại Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao; thủ tục thực hiện như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị

– Đơn xin cấp bản sao bản án, quyết định. Trong đó, cần nêu rõ tên vụ án, số và ngày bản án hoặc quyết định.

– Bản sao giấy Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu…

– Giấy ủy quyền (nếu có).

Đối tượng thực hiện: Vợ hoặc chồng hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Cơ quan có thẩm quyền: Tòa án nhân dân nơi cấp bản án, quyết định ly hôn.

Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

Lệ phí: Theo Điều 45 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH, lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định ly hôn, người yêu cầu phải nộp. Trong đó; mức lệ phí này là 1.500 đồng/trang A4 theo phụ lục ban hành kèm Nghị quyết nêu trên.

Vợ có được giải quyết ly hôn khi chồng không chung thủy không?

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn thì: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.

Như vậy; với quy định trên thì pháp luật không hạn chế người vợ xin ly hôn khi họ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Khi giải quyết những vụ việc này, tòa án cũng hết sức thận trọng và thường tìm hiểu kỹ nguyên nhân mẫu thuẫn để hướng dẫn, hòa giải, hàn gắn hạnh phúc cho đương sự. Chỉ khi đã hòa giải nhiều lần nhưng không thành và “xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” (Điều 89 Luật HN&GĐ) thì tòa án mới quyết định xử cho ly hôn.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì được coi là tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được khi:

– Vợ, chồng không thương yêu; quý trọng; chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.

Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng chưa. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt…

Sau bao lâu thì nhận được kết quả công nhận ly hôn của Tòa án?

Căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định

Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:…

21. Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án.

Như vậy theo quy định đương sự có quyền được cấp trích lục bản bản, bản án, quyết định của Tòa án. Thời hạn được cấp trích lục bản án, quyết định của tòa án được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau;

Điều 269. Cấp trích lục bản án; giao, gửi bản án

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp…..

Trường hợp các đương sự có yêu cầu công nhận sự thuận tình ly hôn thì tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn và gửi đến các đương sự theo thời hạn sau:

Điều 212. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp….

Như vậy theo quy định trong vòng ba ngày từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự được tòa án cấp trích lục bản án. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày tuyên án đương sự được tòa án giao hoặc gửi bản án. Đối với trường hợp công nhận sự thuận tình ly hôn của đương sự thì hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công ra quyết định trông nhận sự thỏa thuận của các đương sự và trong 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định công sự sự thỏa thuận của các đương sự tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và viện kiểm sát cùng cấp.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Bị mất bản án, quyết định ly hôn phải làm thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp:

Đơn ly hôn có bắt buộc phải mua tại Tòa án?

Về nguyên tắc, mẫu đơn xin ly hôn có thể viết tay, đánh máy hoặc mua tại Tòa án. Chỉ cần trong đơn đáp ứng đủ các nội dung thông tin cần thiết theo mẫu là Tòa án thì Tòa án sẽ chấp nhận.

Ai có Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn?

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức; làm chủ được hành vi của mình. Đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con; hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời