Giải quyết tranh chấp đất đai có thể thông qua hòa giải ở địa phương hoặc khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết. Có nhiều câu hỏi đặt ra rằng nếu trong quá trình giải quyết vắng mặt một bên đương sự thì có được không? Hướng xử lý tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt. Trong nội dung bài viết này Luật sư X sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Những tranh chấp liên quan đến đất đai thường gặp
Căn cứ quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”
Tranh chấp liên quan đến đất đai rất đa dạng và phổ biến hiện nay:
- Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp về việc lấn chiếm đất đất đai;
- Tranh chấp đất đai liên quan đến tài sản thừa kế….
Và còn rất nhiều những tranh chấp khác cũng liên quan đến lĩnh vực đất đai; nhưng trên đây là những tranh chấp phổ biến và thường gặp.
Đối với những tranh chấp đất đai, theo quy định của pháp luật luôn ưu tiên việc xử lý thông qua hòa giải và thương lượng. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể khởi kiện vụ án tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền để giải quyết theo quy định pháp luật.
Hòa giải tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt
Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 202 Luật Đất đai 2013:
- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình;
- Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
- Thủ tục hòa giải tranh chấp vắng mặt một bên tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày; kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
- Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp; lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Trường hợp vắng mặt đến lần thứ 2
Bên cạnh đó, trong trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai một bên vắng mặt đến lần thứ 2 trong buổi hòa giải được UBND Xã tổ chức thì xem như là hòa giải không thành căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
- Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt.
- Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Như vậy, khi một bên không tham gia hòa giải thì xem như hòa giải không thành. Trong trường hợp đó xem như đã thực hiện xong thủ tục hòa giải; đủ điều kiện để khởi kiện vụ án theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.
Giải quyết tranh chấp đất đai bằng việc khởi kiện tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền
Sau khi đã tiến hành hòa giải và hòa giải không thành, người có yêu cầu có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp bị đơn vẫn cố tình vắng mặt thì tòa án vẫn giải quyết vụ án bình thường theo quy định của pháp luật vì theo quy định của pháp luật. Tòa án chỉ đình chỉ giải quyết vụ án khi triệu tập 2 lần mà nguyên đơn vẫn không có mặt.
Thủ tục khởi kiện giải quyết vụ án được thực hiện như sau:
- Nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;
- Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án;
- Tòa án xét xử sơ thẩm;
- Tòa án xét xử phúc thẩm (nếu có)
Có thể bạn quan tâm:
- Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định?
- Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai MỚI NHẤT
- Giết người vì tranh chấp đất đai bị đi tù mấy năm?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hướng xử lý tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự, đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 24 Điều 4 Luật Đất đai năm 2013: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.
Giúp cho các bên tranh chấp giải quyết những bất đồng, bảo vệ được quyền cho các chủ thể khi có quyền sử dụng đất hợp pháp. Qua đó, bảo vệ và duy trì được sự ổn định trật tự của xã hội; và thể hiện được vai trò quản lý của nhà nước về đất đai.
Vì UBND cấp xã là cấp quản lí đất đai trực tiếp và gần gũi với nhân dân nhất; nơi địa bàn xảy ra tranh chấp đất đai. Do là cơ quan trực tiếp quản lí đất đai và là cơ quan gần gũi với người dân; nên UBND sẽ là cơ quan nắm rõ; và hưởng biết tường tận về lịch sử nguồn gốc sử dụng đất; cũng như những biến động trong quá trình sử dụng của mảnh đất đang tranh chấp.