Giết người vì tranh chấp đất đai bị đi tù mấy năm?

28/10/2021
Giết người vì tranh chấp đất đai bị đi tù mấy năm?
623
Views

Chào Luật sư. Cạnh nhà tôi ( huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) tối ngày 27/10/2021 xảy ra một vụ án mạng. Nội dung là do tranh chấp đất đai, đối tượng P.K.T chém nhiều nhát khiến Bà Mai Thị Nga (64 tuổi), chị Lê Thị Phương (31 tuổi, đang mang thai) tử vong. Gây án xong, ông Tiến về nhà cất dao, thông báo cho gia đình rồi đến công an đầu thú. Vậy hành vi Giết người vì tranh chấp đất đai bị đi tù mấy năm? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Với thắc mắc của bạn,  Luật sư 247 xin phép đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Tội phạm giết người ngày càng gia tăng với mức độ nghiêm trọng ngày càng cao. Đặc biệt, tội phạm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân phổ biến đó là do những tranh chấp trong cuộc sống. Điển hình như vị việc tối ngày 27/08/2021 tại Thanh Hóa. Hành vi giết em dâu và cháu dâu đang mang thai là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này có thể bị khởi tố về tội Giết người theo điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Giết người là gì?

Giết người là Hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật. Hành vi này không chỉ xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác mà còn là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

Tranh chấp đất đai là gì?

Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Như vậy, tranh chấp đất đai trong Luật đất đai 2013 là một khái niệm bao hàm cả tranh chấp quyền sử dụng đất; Tranh chấp tài sản gắn liền với đất; Tranh chấp về địa giới hành chính.

Tranh chấp đất đai là một tranh chấp khá phổ biến ở Việt Nam.

Các yếu tố cấu thành tội giết người

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp:

  • Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
  • Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Mặt khách quan của tội phạm

Chủ thể có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác: được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm đạt mục đích cuối cùng là chấm dứt sự sống của người khác.

Tuy nhiên, trong trường hợp chủ thể vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Hành vi làm chết người được thực hiện bằng các hình thức sau:

  • Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác
  • Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp.

Hậu quả: thông thường các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng của người khác sẽ gây hậu quả trực tiếp là làm nạn nhân chấm dứt sự sống. Tuy nhiên, khi hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người; dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.

Chủ thể 

Chủ thể của tội giết người là: người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định thì đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đỏi bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Khách thể

Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của công dân. Đây là quyền quan trọng nhất của con người.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp:

  • Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
  • Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Giết người vì tranh chấp đất đai bị đi tù mấy năm?

Khung 1

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với các trường hợp sau:

Giết 02 người trở lên; Giết người dưới 16 tuổi; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

Thuê giết người hoặc giết người thuê; Có tính chất côn đồ; Có tổ chức; Tái phạm nguy hiểm; Vì động cơ đê hèn.

Khung 2

Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm đối với phạm tội không thuộc các trường hợp kể trên.

Khung 3

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Hình phạt bổ sung

Ngoài ra người phạm tội còn bị các hình phạt bổ sung như:

  • Cấm đảm nhiệm chức vụ;
  • Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm;
  • Phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm.

Giết người vì tranh chấp đất đai có bị áp dụng hình phạt tử hình không?

Căn cứ theo khoản 1 điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, nếu giết người mà biết rõ người đó đang mang thai, thì người phạm tội có thể bị Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Giải quyết vấn đề

Quyền sống là quyền cơ bản của mỗi con người. Mọi cá nhân xâm phạm quyền sống của con người đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hành vi giết người do tranh chấp đất đai là hành vi nguy hiểm, cần phải răn đe một cách triệt để. Hành vi giết người trên có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 20 năm; chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, còn phải chịu các hình phạt bổ sung khác.

Mời bạn đọc xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về nội dung Giết người vì tranh chấp đất đai bị đi tù mấy năm? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Người dưới 16 tuổi khi bị tuyên án phạt tù có bị áp dụng thêm các hình phạt bổ sung?

Căn cứ khoản 6 điều 91 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017: người dưới 16 tuổi khi chấp hành hình phạt tù sẽ không bị áp dụng các hình phạt bổ sung.

Đối với người dưới 16 tuổi bị truy cứu về hành vi giết người sẽ bị xử lý như thế nào?


Mức phạt tù đối với người dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 101 bộ luật hình sự
Khi thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 điều 123 bộ luật hình sự thì mức phạt tù tối đa đối với người dưới 16 tuổi là 12 năm tù.
Khi thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 điều 123 bộ luật hình sự thì mức phạt tù tối đa với người phạm tội dưới 16 tuổi là không quá một phần hai mức phạt tù khoản này quy định.

Thế nào là phòng vệ chính đáng?

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời