“Kiều nữ” giả làm công an lừa đảo gần 20 tỷ, lời cảnh tỉnh cho người cả tin

28/10/2021
"Kiều nữ" giả làm công an lừa đảo gần 20 tỷ, lời cảnh tỉnh cho người cả tin
442
Views

Mai Thị Lan đã giả danh là công an và mạo nhận có mối quan hệ với các lãnh đạo cấp cao để xây dựng lòng tin và thực hiện thành công hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại trên toàn quốc.

Với hành vi như vậy, Lan sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Lừa đảo là gì?

Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi; trái pháp luật. Lừa đảo là thuật ngữ khoa học pháp lý xuất hiện từ nhiều thế kỷ qua và được mọi người sử dụng rộng rãi ở trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Động cơ của người thực hiện hành vi lừa đảo là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; hoặc làm cho người khác do hiểu sai sự thật mà tin tưởng ủng hộ mình.

Hành vi của Lan đã thỏa mãn cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa?

Mặt khách quan​

Về hành vi khách quan

Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

  • Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết; bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay; mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản
  • Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối

Dấu hiệu khác

Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên.
Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt; đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Thời điểm hoàn thành tội phạm này; được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản; hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa giao tài sản cho kẻ phạm tội.

Ở tình huống này; Lan đã có hành vi gian dối ở đây đó là đóng giả công an mạo nhận có mối quan hệ với các lãnh đạo cấp cao để xây dựng lòng tin sau đó chiếm đoạt tài sản của người bị hại.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo; đây là điểm phân biệt cấu thành tội lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt tài sản. Vì trong một số trường hợp phạm tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; thì bao giờ ý định chiếm đoạt tài sản cũng phát sinh sau khi nhận tài sản thông qua một hình thức giao dịch nhất định

Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản; thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối; để chiếm đoạt tài sản thì không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; mà tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng như lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Lan thực hiện hành vi hoàn toàn với lỗi cố ý; có ý định từ trước khi chuẩn bị đồ công an và tiếp cận những người bị hại.

Chủ thể của tội phạm

Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt phải là người đủ 14 tuổi trở lên và khi thực hiện hành vi phạm tội không mắc bệnh tâm thần; hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình.

Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 174 Bộ luật Hình sự; vì khoản 1 Điều 174 là tội ít nghiêm trọng; khoản 2 Điều 174 là tội nghiêm trọng và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự.

Lan hoàn toàn thỏa mãn dấu hiệu về chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khách thể của tội phạm

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân; mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài sản. Đặc điểm này được thể hiện qua việc trong cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; không quy định thiệt hại về tính mạng; sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt.

Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt đoạt được tài sản; người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát; gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Hành vi giả công an để lừa đảo của Lan đã xâm phạm đến quan hệ tài sản của các nạn nhân.

Giải quyết tình huống

Với hành vi giả công an để lừa đảo của Lan được nêu trên, giả danh công an để lừa người bị hại; hình phạt cho Lan có thể lên đến 7 năm tù theo điểm đ khoản 2 điều 174 BLHS 2015.

  1. “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;”

Ngoài ra Lan có thể bị xử về tội giả mạo chức vụ; cấp bậc, vị trí công tác với hành vi giả công an để lừa đảo của mình:

“Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Mời bạn xem thêm bài viết:

Bài viết của chúng tôi mang tính chất tham khảo, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đăng bài kêu gọi ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn nhưng nhận được tiền lại giữ làm của riêng có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Việc đăng những chia sẻ về hoàn cảnh khó khăn của mình lên mạng xã hội nhưng thực tế tình trạng đó không xảy ra; nhằm kêu gọi sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm có thể được coi là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa là gì?

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa có thể phải chịu mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Với hành vi được quy định là hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Làm giả giấy xác nhận để vượt chốt kiểm dịch bị xử phạt hành chính như thế nào?

Đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; thì có thể bị xử phạt hành chính theo từng lĩnh vực cụ thể. Cụ thể Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng; chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền…”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời