Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Lai Châu năm 2021

03/09/2021
370
Views

Sự lây lan rộng rãi của COVID-19 và những bất ổn về kinh tế đã mang đến nhiều thách thức cho xã hội. Bên cạnh những tác động tới con người, COVID-19 đã và đang nhanh chóng gây ra những gián đoạn trong kinh doanh và khiến nhiều doanh nghiệp trên cả nước nói chung và doanh nghiệp ở tỉnh Lai Châu nói riêng lâm vào khó khăn. Trước tình trạng đó, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Lai Châu hiện nay như thế nào?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái quát về doanh nghiệp ở Lai Châu

Những năm qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã mạnh dạn đầu tư; tích cực nghiên cứu đổi mới công nghệ sản xuất; tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; quan tâm nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, tìm kiếm mở rộng thị trường.. Tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh có khoảng 1.225 doanh nghiệp đang hoạt động có kê khai thuế, trong đó có 1.180 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 96%; các doanh nhân trẻ làm chủ doanh nghiệp chiếm khoảng 60%. 

Với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 cùng với tác động cộng hưởng từ những yếu tố khác, tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 9 tháng đầu năm 2020 của Lai Châu đã có sự sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2019. Trong 9 tháng đầu năm 2020, tỉnh Lai Châu có 91 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 2,3% khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, chiếm 0,09% cả nước) với số vốn đăng ký đạt 2.522 tỷ đồng (chiếm 5,4% khu vực và chiếm 0,2% cả nước), giảm 22,9% về số doanh nghiệp và giảm 47,1% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019.

Theo đó, tại tỉnh Lai Châu có: 17 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (chiếm 0,9% khu vực và chiếm 0,04% cả nước), tăng 466,7% so với cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 38.629 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 81,8% so cùng kỳ 2019); 9 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (chiếm 0,9% khu vực và chiếm 0,03% cả nước), giảm 43,8% so với cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 27.588 doanh nghiệp tạm ngừng chờ giải thể, giảm 2,4% so cùng kỳ 2019); và 10 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo khoản 1 Điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:

Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Lý do nên tạm ngừng kinh doanh tại Lai Châu

  • Trong điều kiện ngày nay; nhất là đối với nền kinh tế Việt Nam hội nhập, phát triển cùng với sự biến động của nền kinh tế thế giới tác động mạnh đến Việt Nam. Các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. Đa số các doanh nghiệp mới đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nhỏ; gặp sự biến động ngoài dự kiến ban đầu, nên phải tạm ngừng kinh doanh. Đặc biệt là trong tình hình nền kinh tế phải chịu rất nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid 19 như hiện nay; thì tạm ngừng kinh doanh là một con đường tốt đưa ra cho doanh nghiệp.
  • Bên cạnh sự ảnh hưởng biến động của nền kinh tế hội nhập; sự sản xuất kinh doanh ngày một đa dạng, phong phú, ngày càng có nhiều ngành nghề mới, lĩnh vực mới, nhiều ngành nghề kinh doanh mở ra. Sau một thời gian thành lập và đi vào hoạt động; doanh nghiệp thấy hoạt động hiện tại hiệu quả thấp; nên thông báo tạm ngừng kinh doanh để có thể tìm kiếm cơ hội mới; đầu tư vào ngành nghề kinh doanh khác; lĩnh vực khác và quay trở lại hoạt động.
  • Lý do về bộ phận công ty , cơ cấu công ty có sự thay đổi, phải chuyển địa điểm công ty.
  • Chủ doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động sau đó làm các thủ tục chấm dứt hoạt động; sau đó thành lập doanh nghiệp mới để tìm kiếm cơ hội kinh doanh ngành nghề khác; lĩnh vực khác hiệu quả hơn. Đây là sự linh động trong chuyển đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; địa bàn kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân trong cơ chế thị trường.

Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Lai Châu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cần bao gồm các nội dung chính sau:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh
– Quyết định tạm ngừng kinh doanh
– Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Lai Châu .

Cách thức thực hiện:

  • Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
  • Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ; xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết. Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ.

Bước 4 : Nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung; cơ quan có thẩm quyền thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.

Bước 5 : Hoàn tất thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp của sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo. Mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại. Doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng; hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của thân chủ là mong muốn của Luật sư X. Luật sư X sẽ hỗ trợ bạn đăng ký tạm ngừng; tư vấn tạm ngừng kinh doanh tại Lai Châu nhanh chóng; uy tín; chính xác.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Lai Châu năm 2021. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0936 408 102

Câu hỏi thường gặp

Có được tạm ngừng kinh doanh sau đó giải thể không?

Sau khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn:
– Tiếp tục tạm ngừng inh doanh
– Giải thể

Cơ quan có thẩm quyền có được yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không?

Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp sau đây:
– Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
– Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan về quản lý thuế; môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp ở Lai Châu là gì?

Doanh nghiệp có quyền được tạm ngừng kinh doanh khi có nhu cầu. Điều kiện bắt buộc khi tạm ngừng doanh nghiệp là phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời