Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bình Phước năm 2021

06/08/2021
431
Views

Tạm ngừng kinh doanh là điều mà không doanh nghiệp nào mong muốn. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp gặp khó khăn không thể tiếp tục hoạt động nhưng lại không muốn giải thể thì tạm ngừng kinh doanh là sự lựa chọn tốt nhất dành cho doanh nghiệp. Đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế đang phải hứng chịu những tác động nặng nề của dịch bệnh covid 19, hàng nghìn doanh nghiệp ở các tỉnh đang gặp khó khăn; trong đó có tỉnh Bình Phước. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bình Phước năm 2021 trong bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái quát về doanh nghiệp ở Bình Phước

Bình Phước đang từng bước phát triển với nhiều dự án lớn; hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh. Tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2019 đạt tốc độ tăng trưởng khá cao(19,38%); góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh; công nghiệp chế biến; chế tạo tiếp tục xu hướng phát triển chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu toàn ngành. Trong năm 2019, tỉnh đã cấp  mới  giấy  chứng  nhận đăng ký kinh doanh cho 1.080 doanh  nghiệp  thành  lập  mới  với  tổng  số vốn đăng ký 13.189 tỷ đồng; về thu hút FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài); toàn tỉnh đã thu hút được 43 dự án với tổng vốn đăng ký là 304,7 triệu USD.

Tính đến tháng 7/2020, tỉnh Bình Phước có 5.424 doanh nghiệp đang hoạt động, cả nước có 785.947 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 0,7% cả nước). Tuy nhiên hiện nay số lượng doanh nghiệp tạm ngừng cũng chiếm một con số đáng kể. Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; trong 7 tháng đầu năm 2020, tại Bình Phước có: 217 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (chiếm 1,9% khu vực và chiếm 0,7% cả nước).

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo khoản 1 Điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:

Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Có nên tạm ngừng kinh doanh?

  • Về trình tự, thủ tục: Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp phức tạp hơn so với tạm ngừng kinh doanh. Xuất phát từ lí do; doanh nghiệp giải thể làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp đó trên thị trường; nên để nhằm hạn chế việc doanh nghiệp giải thể nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hay nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp phải đảm bảo hoàn thành trả nợ và nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước. Do đó; để giải thể doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục trong nội bộ doanh nghiệp cũng như tại nhiều cơ quan khác nhau.
  • Về chi phí: Chi phí tạm ngừng kinh doanh sẽ luôn rẻ hơn chi phí về giải thể. Thông thường chi phí giải thể công ty sẽ đắt gấp 5 – 10 lần tạm ngừng.
  • Về sự tồn tại của doanh nghiệp: Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp có thể tập trung giải quyết những khó khan của doanh nghiệp; tìm cách huy động vốn để tái cơ cấu doanh nghiệp. Trường hợp có thể hoạt động sớm hơn thời hạn tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp chỉ cần thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc hoạt động trước thời hạn. Ngược lại; trường hợp sau thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp nhận thấy không thể tiếp tục hoạt động có thể lựa chọn giải thể doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp vẫn có thể lựa chọn giải thể doanh nghiệp sau thời gian tạm ngừng kinh doanh.

Chính vì những ưu điểm trên mà nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn tạm ngừng kinh doanh thay vì giải thể doanh nghiệp.

Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bình Phước

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cần bao gồm các nội dung chính sau:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh
– Quyết định tạm ngừng kinh doanh
– Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tỉnh Bình Phước .

Cách thức thực hiện:

  • Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
  • Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ; xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết. Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ.

Bước 4 : Nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung; cơ quan có thẩm quyền thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.

Bước 5 : Hoàn tất thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp của sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo. Mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại. Doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng; hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bình Phước năm 2021. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0936 408 102

Câu hỏi thường gặp

Được tạm ngừng kinh doanh ở Bình Phước bao lâu?

Doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh lần thứ nhất với thời hạn tối da 01 năm. Nếu chưa thể hoạt động trở lại, doanh nghiệp có thể tiếp tục thông báo tạm ngừng kinh doanh (lần thứ hai) gửi tới Phòng Đăng ký kinh doanh; thời hạn tạm ngừng kinh doanh lần thứ hai có tối đa là 01 năm.

Khi công ty tạm ngừng hoạt động tại Bình Phước có phải nộp hồ sơ khai thuế không?

Theo quy định người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động nhưng có trường hợp cần lưu ý là người nộp thuế tạm ngừng hoạt động không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm. Như vậy cần phải xem xét thời điểm mà công ty tiến hành tạm ngừng hoạt động để xem công ty có phải nộp hồ sơ khai thuế không.

Có được miễn lệ phí môn bài khi thời gian tạm ngừng kinh doanh không?

Nếu doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời