Hướng dẫn thành lập hộ kinh doanh tại Hà Tĩnh theo quy định hiện hành

06/08/2021
450
Views

Trong 6 tháng đầu năm 2021 tỉnh Hà Tĩnh đã đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, dịch bệnh COVID-19 đã và đang tác động rất lớn đến mọi mặt đời sống; ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước nói chung và địa bàn Hà Tĩnh nói riêng. Tuy nhiên Hà Tĩnh vẫn giữ được sự tăn trưởng đều; bảo đảm công ăn việc làm cho người dân và có những chính sách kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh. Vì vậy việc thành lập hộ kinh doanh tại Hà Tĩnh là một trong những vấn đề được nhiều người cân nhắc; và quan tâm. Trong bài viết này, LSX sẽ Hướng dẫn thành lập hộ kinh doanh tại Hà Tĩnh.

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh doanh có tính chất nhỏ lẻ và quy mô thường gắn liền với sự phát triển của một hộ gia đình cùng “chung lưng đấu cật”. Trong thực tế cuộc sống hiện nay việc lựa chọn loại hình hộ kinh doanh để đăng ký kinh doanh là mong muốn của nhiều người; đôi khi không phải vì sự “đối nhân” với những thành viên trong gia đình; trong kinh doanh mà vì mô hình này khá nhỏ gọn dễ vận hành và các nghĩa vụ phát sinh với những cơ quan quản lý cũng khá tối giản.

Đặc điểm của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh với quy mô nhỏ khi được sử dụng tối đa là 10 lao động. Khác với những loại hình doanh nghiệp; hộ kinh doanh không cần có những quy định chung; những điều lệ ràng buộc; điều khoản về chia lợi nhuận bởi vì đó là mô hình kinh doanh có tính chất đối nhân; dựa trên sự thỏa thuận và tình cảm với các thành viên cùng kinh doanh.

Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân, do đó không có một con dấu hợp pháp được công nhận. Việc ký hợp đồng; vay vốn ngân hàng cũng là sử dụng tư cách của người đứng đầu – chủ hộ kinh doanh; thay vì sử dụng tư cách công ty; doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh cũng không được quyền xuất hóa đơn VAT (giá trị gia tăng). Do đó rất khó để ký kết với những đối tác lớn cần xuất hóa đơn để khấu trừ thu nhập. Hiện nay, những trang thương mại điện tử như Lazada; shopee; tiki, sendo cũng đã dần yêu cầu những đối tác khi bán hàng trên nền tảng đó phải có đăng ký kinh doanh (tối thiểu là loại hình hộ kinh doanh).

Hướng dẫn thành lập hộ kinh doanh tại Hà Tĩnh

Thành lập hay đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh là một thủ tục hành chính nhà nước mà khi đó công dân phải tuân thủ một bộ thủ tục nhất định; soạn thảo hồ sơ hợp lệ để yêu cầu cơ quan nhà nước cấp phéchứng nhận hoạt động hộ kinh doanh. Thủ tục để thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Hà Tĩnh

Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ hợp lệ

  • Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất kinh doanh hợp pháp (Có thể là sổ đỏ hoặc giấy tờ thuê mượn có công chứng)
  • Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh

Đây là ba văn bản chủ yếu để thành lập hộ kinh doanh theo luật.

Mặc dù luật chỉ yêu cầu như vậy, song thực tế tại nhiều Quận; Huyện tại Hà Nội vẫn sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm các giấy tờ khác như: Sổ hộ khẩu; Giấy tạm trú.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Quý khách tiền hành tập hợp hồ sơ và đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nộp (Ở đây là UBND cấp Quận; Huyện nơi đặt hộ kinh doanh cá thể).

Trên thực tế, thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể được thao tác tại nhà qua hình thức nộp hồ sơ online. Tuy nhiên hình thức này hiện không được ưu tiên bởi vì khá khó tiếp cận và phát sinh nhiều lỗi. Cơ quan thụ lý và giải quyết đó chính là Phòng kinh tế hoặc Phòng tài chính kế hoạch thuộc UBND cấp Quận; Huyện.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Phòng tài chính – kế hoạch thuộc UBND sẽ có trách nhiệm trả kết quả tới Quý khách: Nếu hồ sơ hợp lệ; bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.

Lệ phí hành chính: 100.000 đồng

Xem thêm bài viết: Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hi vọng bài viết giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hộ kinh doanh được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên; hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh ;và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý (theo khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện gì?

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
c) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.”

Sau khi nộp hồ sơ mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì phải làm gì?

Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi; bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; thì người thành lập hộ kinh doanh; hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại; tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời