Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới nhất

17/11/2021
Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới nhất
412
Views

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhằm xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu; và được pháp luật bảo hộ quyền lợi đối với nhãn hiệu. Việc đăng ký bảo hộ cần phải được làm theo một trình tự, thủ tục chính xác. Tuy nhiên, ít ai lại có thể hiểu rõ về vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vậy đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Bài viết này Luật sư 247 sẽ hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chi tiết nhất.

Căn cứ pháp lý:

Thế nào là đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở khác nhau; nó được coi là một tài sản vô cùng giá trị của cá nhân, doanh nghiệp.

Các dấu hiệu đó có thể là hình ảnh, từ ngữ, hình vẽ, chữ số hay sự kết hợp giữa các yếu tố này; và được thể hiện bằng 1 hoặc nhiều màu sắc.

Ví dụ về nhãn hiệu: samsung, apple, vingroup,…

Do đó, có thể hiểu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là việc chủ sở hữu muốn xác lập quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu nộp đơn đăng ký tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kết quả nhận được là Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. 

Pháp Luật cũng đã có những văn bản hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, thủ tục; và các quy định liên quan đến đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng thấy được tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm/dịch vụ; và quan tâm đến các thủ tục thực hiện, bởi nhãn hiệu là khởi đầu tạo nền tảng để phát triển lâu dài.

Ưu điểm khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Dưới đây là một số lợi ích khi nhãn hiệu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

  • Khẳng định quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa, tránh việc đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của đơn vị mình đang sử dụng;
  • Dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ với các bên khác nhau;
  • Được pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi đối với nhãn hiệu;
  • Phòng, tránh hành vi xâm phạm nhãn hiệu;
  • Được độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hay nhượng quyền sở hữu;
  • Có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các đối tượng xâm phạm;
  • Là công cụ truyền thông hiệu quả, tạo sự chuyên nghiệp, uy tín thương hiệu đối với các đối tác, đại lý, khách hàng;
  • Đặc biệt khi tình hình dịch covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp thì việc kinh doanh online trên sàn thương mại điện tử là giải pháp tốt nhất, thì nhãn hiệu được cấp Văn bằng bảo hộ là điều kiện cần để có thể đăng ký mở gian hàng gắn nhãn hiệu.

Chủ thể được phép đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ; các đối tượng được đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu gồm:

– Tổ chức, cá nhân đăng ký dùng cho hàng hóa/dịch vụ do mình sản xuất/cung cấp;

– Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất (nếu người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho hàng hóa và không phản đối việc cá nhân, tổ chức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó);

– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp (có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể);

– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa/dịch vụ (có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận);

– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký chuẩn bị gồm các tài liệu sau:

– Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ kích thước 80 x 80 mm (05 mẫu);

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (02 bản);

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký nếu nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản trực tiếp (01 bản);

– Tài liệu chứng mình quyền ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (01 bản);

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu thụ hưởng từ người khác (01 bản);

– Giấy ủy quyền nếu nộp thông qua đại diện (01 bản);

– Nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì cần có thêm các tài liệu sau:

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng/đặc thù của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Bước 1: Xác định loại nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ

Trước khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa/dịch vụ chủ sở hữu cần phải xác định được loại nhãn hiệu cần bảo hộ.

Các loại nhãn hiệu phổ biến hiện nay gồm có: nhãn hiệu thông thường; nhãn hiệu chứng nhận; nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu liên kết; nhãn hiệu nổi tiếng.

Bước 2: Phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu cần bảo hộ

Hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu cần phải được phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ theo thoả ước Ni-xơ. Bảng phân loại này được chia thành 45 nhóm, tùy vào hàng hóa/dịch vụ thì chủ đơn phân nhóm phù hợp, chính xác.

Phân nhóm hàng hóa/dịch vụ là việc bắt buộc cần điền trong tờ khai đăng ký, nếu không thực hiện thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cử chuyên viên phân loại và sẽ tính thêm chi phí.

Bước 3: Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu

Đây không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng trước khi làm hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì việc tra cứu giúp bước đầu xác định được khả năng được bảo hộ nhãn hiệu, kiểm tra xem có bị trùng, tương tự với các nhãn hiệu đã được bảo hộ.

Có thể tra cứu nhãn hiệu trực tuyến tại Cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ tại website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

(miễn phí, tuy nhiên kết quả chính xác chỉ là 30-35% và mang tính chất tham khảo).

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần chuẩn bị 01 bộ gồm các tài liệu nêu trên nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Trụ sở chính Hà Nội: Số 386, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

– Tp Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, Phạm Ngũ Lão, Quận 1.

– Tp Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng.

Ngoài ra, có thể khai vào hồ sơ và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến qua cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 5: Thẩm định hình thức đơn

Thẩm định hình thức để kiểm tra tính chính xác và việc tuân thủ các quy định về hình thức đơn:

– Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

– Nếu đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn, nêu rõ các lý do, thiếu sót.

Bước 6: Công bố đơn

Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức.

Bước 7: Thẩm định nội dung đơn

Thẩm định hình thức để đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ; qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 8: Ra quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền

– Nếu nhãn hiệu đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ; và người nộp đơn nộp đầy đủ các khoản phí theo quy định; thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ quyết định cấp Văn bằng bảo hộ.

– Nếu nhãn hiệu không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ; Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp; đồng thời sẽ nêu rõ lý do đơn bị từ chối.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của thân chủ; là mong muốn của Luật sư 247. Luật sư 247 cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhanh chóng; uy tín; chính xác. Chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ với hàng nghìn trường hợp.

Để thuận tiện hơn cho công việc của quý khách hàng, Luật sư 247 sẽ thực hiện:

  1. Tư vấn pháp luật liên quan đến loại nhãn hiệu và hồ sơ, thủ tục cho việc bảo hộ của quý khách;
  2. Đại diện soạn thảo, chỉnh lý văn bản giấy tờ;
  3. Cam kết tính hợp lệ; hợp pháp và có giá trị sử dụng;
  4. Nhận ủy quyền nộp hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao tới quý khách.

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư về: Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới nhất

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Quý khách khi có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833102102

Xem thêm: Các biện pháp bảo vệ khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu

Câu hỏi thường gặp

Phí, lệ phí khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ là bao nhiêu?

Thông tư 22/2009/TT-BTC quy định về các mức phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; gồm các khoản sau:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng;
– Phí công bố đơn: 120.000 đồng;
– Phí tra cứu thông tin phục vụ thẩm định nội dung: 180.000 đồng, từ sản phẩm thứ 7 trở đi nộp thêm 30.000 đồng/sản phẩm;
– Phí thẩm định nội dung đơn: 550.000 đồng/nhóm sản phẩm, từ sản phẩm thứ 7 trở đi nộp thêm 120.000 đồng/sản phẩm.

Điều kiện để nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ là gì?

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 72 luật sở hữu trí tuệ; cụ thể:
– Phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng hình ảnh, hình vẽ, chữ cái, từ ngữ và kể cả hình 3 chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố này được thể hiện bằng 1 màu sắc hoặc nhiều mầu sắc;
– Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt sản phẩm giữa các chủ thể với nhau;
– Hồ sơ đăng ký phải đầy đủ, hợp lệ và nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí đăng ký theo quy định.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở khác nhau; nó được coi là một tài sản vô cùng giá trị của cá nhân, doanh nghiệp.
Các dấu hiệu đó có thể là hình ảnh, từ ngữ, hình vẽ, chữ số hay sự kết hợp giữa các yếu tố này; và được thể hiện bằng 1 hoặc nhiều màu sắc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Trả lời