Buôn bán pháo nổ bị xử phạt ra sao theo quy định?

17/11/2021
Buôn bán pháo nổ bị xử phạt ra sao theo quy định?
818
Views

Nhắc đến pháo nhiều người sẽ nghĩ đến các quy định về xử phạt đốt pháo tết. Tuy nhiên hành vi mua bán pháo nổ, buôn bán pháo nổ trái phép cũng là một trong những hành vi bị xử phạt nhiều khi nhắc đến các vi phạm liên quan đến các loại pháo. Vậy cụ thể hành vi buôn bán pháo nổ bị xử phạt ra sao theo quy định?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là pháo nổ?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì:

1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

Như vậy, pháo là sản phẩm được sản xuất theo một tiêu chuẩn nhất định; có chứa thuốc pháo; khi sử dụng có màu sắc ánh sáng có thể gây ra tiếng nổ hoặc không.

Theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì pháo hoa và pháo nổ được hiểu như sau:

Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian

Theo Mục III Thông tư liên tịch 06/2008/BCA-VKSNDTC-TANDTC thì:

– Người nào mua bán trái phép qua biên giới pháo nổ, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “buôn lậu” quy định tại Điều 153 BLHS;

– Người nào có hành vi mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ với mục đích buôn bán ở trong nước thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “buôn bán hàng cấm” quy định tại Điều 155 BLHS.

Buôn bán pháo nổ bị xử phạt ra sao theo quy định?

Mức phạt hành vi buôn bán pháo nổ

Về tội mua bán pháo trái phép; được pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 190 Bộ luật hình sự 2015; được sửa đổi bổ sung bởi điểm a khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017; về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

…………..

c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;”

Như vậy, hành vi mua bán pháo có thể bị xử lý vi phạm hình sự với mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm – 5 năm tùy vào mức độ nghiêm trọng.

Ngoài ra, tại quy định của điểm a Khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 thì nếu hành vi mua bán pháo nổ qua biên giới… thì hình phạt sẽ nặng hơn như sau:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;

e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;

g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;

k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;

Quy định về sử dụng pháo hoa

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP như sau:

Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.

Theo quy định về việc sử dụng pháo hoa tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP:

Điều 17. Sử dụng pháo hoa

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Như vậy, theo Nghị định mới nhất này quy định về việc đốt pháo; thì cơ quan tổ chức cá nhân chỉ được phép đốt pháo hoa trong các ngày lễ, tết…Trong đó, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công; hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa; hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Hành vi đốt pháo bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

Theo đó, pháp luật quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân; chỉ được đốt pháo hoa trong các dịp đặc biệt; còn pháo nổ thì không. Vậy việc đốt pháo trái phép sẽ bị xử phạt thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

……

b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.

……

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này;

Như vậy, việc đốt pháo sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Bên cạnh đó đối với tội này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung; đó là bị tịch thu pháo mà đang sử dụng trái phép.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Buôn bán pháo nổ bị xử phạt ra sao theo quy định?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Vận chuyển pháo nổ bị phạt tù bao nhiêu năm?

Hành vi vận chuyển pháo nổ có thể bị phạt tù từ 1 – 5 năm. Tuy nhiên, tùy vào mức độ vi phạm mà hành vi vận chuyển pháo nổ trái phép có thể bị phạt tù từ 01 năm đến tù chung thân và bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng…

Tàng trữ pháo nổ bị xử phạt bao nhiêu?

Đối với hành vi tàng trữ pháo nổ được quy định tại điểm d Khoản 4 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Sử dụng trái phép pháo nổ bị phạt bao nhiêu?

Đối với hành vi sử dụng trái phép pháo nổ được quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì bị sử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời