Đề xuất tăng mức phạt với hành vi sàm sỡ ra sao để đủ tính răn đe?

17/11/2021
Đề xuất tăng mức phạt với hành vi sàm sỡ ra sao để đủ tính răn đe?
670
Views

Thưa luật sư, tôi có một vấn đề rất bức xúc. Vấn đề là tôi thường đi tập chạy thể dục vào mỗi buổi sáng. Sáng nay cũng như thường lệ. Tuy nhiên, khi tôi đang chạy trên đường, có một thanh niên chạy xe ngang qua. Rất nhanh hắn dùng tay sờ vào bộ phận nhạy cảm trên người tôi. Tôi quá bàng hoàng và sợ hãi nên la thất thanh. Lúc đó hắn nhanh chân phóng xe đi mất. Tuy nhiên, trích xuất camera khu gần đó thì tôi thấy biển số xe hắn. Tôi thấy trường hợp bị sàm sỡ xảy ra rất thường xuyên. Tôi đã bắt gặp trường hợp như vậy ở khu công cộng rất nhiều lần. Tuy nhiên có vẻ xu hướng này không giảm đi. 

Luật sư cho tôi hỏi sàm sỡ người khác nơi công cộng thì bị xử phạt thế nào? Đề xuất tăng mức phạt với hành vi sàm sỡ ra sao để mang đủ tính răn đe?

Văn phòng Luật sư X xin cảm ơn những chia sẻ của bạn. Hãy cùng lắng nghe nội dung tư vấn về trường hợp này nhé!

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn

Sàm sỡ là gì?

Sàm sỡ là việc có những hành động không đúng mực với người khác. Cụ thể là những hành vi động chạm tới bộ phận nhạy cảm hoặc thân thể của nạn nhân. Hoặc tiếp xúc quá thân mật mà không được sự cho phép của họ. Theo từ điển Tiếng Việt thì sàm sỡ tức là suồng sã đến mức gần như thô bỉ trong quan hệ giao tiếp. Việc bị sàm sỡ có thể xảy ra bởi bất kỳ ai. Không nhất thiết là giữa nam và nữ.

Hiện nay còn có khái niệm “sàm sỡ ngôn từ”. Đó là khi một người có lời nói xúc phạm, thô thiển và có xu hướng tình dục nhằm vào người khác. Khiến họ cảm thấy xấu hổ, khó chịu, nhục nhã. 

Dù thực hiện dưới hình thức nào, việc bị sàm sỡ cũng ảnh hưởng tới thân thể và cảm xúc của nạn nhân. Một người có quyền được bảo vệ về thân thể, tính mạng, nhân phẩm. Người sàm sỡ đã xâm phạm những quyền này của nạn nhân mà được pháp luật bảo vệ. 

Sàm sỡ người khác nơi công cộng thì bị xử phạt thế nào?

Điểm a khoản 1 Điều 5 nghị định 167/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính đối với những người có hành vi sàm sỡ như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”

Theo quy định nêu trên thì hành vi sàm sỡ không bao gồm hành vi có tính chất kích thích nhục dục, dục vọng – hành vi dâm ô. Các hành vi “cưỡng hôn”, “nựng”,  “đùa”  “trêu chọc ” hay “quý mến” với người dưới 16 tuổi có mục đích thỏa mãn dục vọng thì có thể phạm tội dâm ô – Điều 146 BLHS 2015. Trong trường hợp có hành vi giao cấu, ép buộc giao cấu không được sự cho phép mới có thể xem xét đến tội hiếp dâm, cưỡng dâm,…

Điều khoản trên thực chất không quy định cụ thể về sàm sỡ. Ngầm hiểu những hành vi được đề cập chính là bao gồm việc sàm sỡ. Hành vi này được quy định vào phần vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Người sàm sỡ sẽ chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo nguyên tắc. Mức phạt cũng tương đối “nhẹ nhàng”. Trung bình họ chỉ bị xử phạt 200.000 đồng. Việc này đã nhận được làn sóng phản đối mạnh mẽ khi quá nhiều vụ sàm sỡ xảy ra. Điển hình như việc cô gái bị sàm sỡ trong thang máy ở Hà Nội. Vì mức phạt quá nhẹ nhàng nên không đủ tính răn đe. Bởi nếu cứ như vậy, miễn là người có tiền thì họ sẽ không e sợ sự nghiêm minh của pháp luật.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa ban hành dự thảo mới. Mức phạt cho người sàm sỡ vẫn chỉ là 100.000 – 300.000 đồng. 

Đề xuất tăng mức phạt với hành vi sàm sỡ ra sao để mang đủ tính răn đe?

Tại dự thảo Nghị định này lần 1, Bộ Công an cũng đã đề xuất mức phạt với hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục cụ thể tại điểm d khoản 4 Điều 5:

 Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục…

Lần 2, dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội. Bộ Công an đã đề xuất mức phạt mới cho hành vi này. Khoản 5 điều 6 quy định:

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

[…]

đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục;

e) Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng.

Như vậy, với lần sửa đổi thứ hai này, Bộ Công an đã đề xuất tăng mức phạt từ 03 – 05 triệu đồng (tại lần 1) lên từ 05 – 08 triệu đồng (tại lần 2) và tăng lên hơn 25 lần so với mức phạt hiện đang được áp dụng tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

Dù chưa được ban hành nhưng Nghị định này hứa hẹn sẽ mang tính răn đe hơn. Buộc người có hành vi sàm sỡ phải thận trọng. Đồng thời cũng gia tăng sự bảo vệ cho mỗi người, đặc biệt là nạn nhân bị sàm sỡ. 

Mời các bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi. Đề xuất tăng mức phạt với hành vi sàm sỡ ra sao để mang đủ tính răn đe?

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sính khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính do các chủ thể có thẩm quyển thực hiện theo quy định của pháp luật.

Xử lý hành chính là gì?

Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải  tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Sàm sỡ có phải tội không?

Không. Sàm sỡ không được quy định là một tội. Đây là hành vi vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời