Bên cạnh nhà, đất, xe… thì một trong những di sản thừa kế thường gặp đó chính là sổ tiết kiệm. Vậy có thể rút tiền trong sổ tiết kiệm của người đã mất không? Và nếu có thì những người thừa kế phải làm thế nào mới có thể rút tiền trong sổ tiết kiệm của người đã mất? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Nội dung tư vấn
Sổ tiết kiệm là tài sản riêng hay tài sản chung?
Căn cứ xác định sổ tiết kiệm của người đã mất là tài sản chung
Thẻ tiết kiệm hay sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền. Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN; sổ tiết kiệm có thể là tiền gửi tiết kiệm của một hoặc nhiều người.
Trong phạm vi bài này; Luật sư 247 chỉ xem xét đến trường hợp sổ tiết kiệm là tài sản riêng của một người gửi; hoặc tài sản chung của hai vợ, chồng. Để xác định đây là tài sản chung hay riêng thì phải căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
- Thời điểm gửi tiết kiệm: Nếu không có thỏa thuận khác thì theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình; tài sản chung vợ, chồng là tài sản do hai người tạo ra; thu nhập từ lao động… trong thời kỳ hôn nhân.
Đồng thời, trong trường hợp không có căn cứ chứng minh sổ tiết kiệm là tài sản riêng của mỗi bên; thì tài sản này được coi là tài sản chung.
Do đó, nếu trong thời kỳ hôn nhân; một trong hai vợ; chồng gửi tiền tiết kiệm mà không chứng minh được đó là tài sản riêng thì sổ tiết kiệm sẽ là tài sản chung.
Căn cứ xác định sổ tiết kiệm của người đã mất là tài sản riêng
- Căn cứ chứng minh tài sản chung, tài sản riêng: Như phân tích ở trên; nếu trong thời kỳ hôn nhân mà không chứng minh được sổ tiết kiệm là tài sản riêng thì nó sẽ là tài sản chung vợ chồng. Tuy nhiên, nếu chứng minh được đây là tài sản tặng cho riêng, thừa kế riêng… thì sẽ là tài sản riêng của mỗi người.
Ngoài ra, nếu có chứng cứ chứng minh có sự thỏa thuận vợ; chồng trong thời kỳ hôn nhân về số tiền gửi tiết kiệm là tài sản riêng thì sổ tiết kiệm này sẽ là tài sản riêng của một bên.
Lưu ý rằng: Nếu sổ tiết kiệm là tài sản riêng của vợ; chồng nhưng số tiền lãi phát sinh hàng tháng từ số tiền của sổ tiết kiệm lại là tài sản chung vợ; chồng bởi theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình; tài sản chung vợ chồng hình thành từ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.
Trong đó, hoa lợi, lợi tức được định nghĩa tại Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP như sau:
- Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ; chồng có được từ tài sản riêng của mình.
- Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ; chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
Như vậy, căn cứ vào nhiều yếu tố để xác định sổ tiết kiệm là tài sản chung hay tài sản riêng vợ, chồng. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận khác; thì dù số tiền tiết kiệm là tài sản chung hay riêng thì lãi suất từ sổ tiết kiệm là tài sản chung vợ, chồng.
Thủ tục rút tiền trong sổ tiết kiệm của người đã mất
Lưu ý: Nếu sổ tiết kiệm là tài sản chung của người chết với vợ; hoặc chồng thì sẽ thực hiện phân chia/khai nhận phần di sản thuộc về sở hữu của người chết; (thông thường tỷ lệ này là ½ sổ tiết kiệm và ½ số tiền lãi của sổ – nếu không có thỏa thuận khác).
Theo đó, để rút tiền tiết kiệm của người chết, cần phải thực hiện hai bước sau đây:
Bước 1: Chia thừa kế trong trường hợp di sản là sổ tiết kiệm của người đã mất
Khi người chết để lại di chúc thì sẽ thực hiện nhận tiền theo di chúc nếu di chúc hợp pháp: Xác định đúng số tiền đó là tài sản chung hay tài sản riêng của người chết, về hình thức, nội dung phù hợp với quy định của pháp luật…
Đồng thời, nếu người chết không để lại di chúc thì sổ tiết kiệm sẽ được chia theo pháp luật; căn cứ vào hàng thừa kế…
Theo đó, để được chia thừa kế sổ tiết kiệm thì người thừa kế thực hiện theo thủ tục khai nhận di sản; hoặc phân chia di sản thừa kế tại Văn phòng/Phòng công chứng. Người thừa kế có thể chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng tại trụ sở hoặc Phiếu yêu cầu công chứng ngoài trụ sở (nếu có).
- Sổ tiết kiệm.
- Di chúc (nếu có di chúc).
- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu của người lập và người nhận; Sổ hộ khẩu; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Đăng ký kết hôn…
- Giấy chứng tử của người chết.
Sau khi nộp hồ sơ, trình bày tình huống, công chứng viên giải thích quyền; nghĩa vụ của các người thừa kế và niêm yết thông báo khai nhận/thỏa thuận phân chia thừa kế; tại Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn trong thời gian 15 ngày.
Sau khi nhận được phản hồi của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền về việc không có khiếu nại; tố cáo bỏ sót người được hưởng di sản; bỏ sót di sản, di sản không thuộc quyền sở hữu; quyền sử dụng của người để lại di sản; Văn phòng/Phòng công chứng sẽ tiến hành công chứng văn bản thừa kế.
Khi đó, công chứng viên sẽ đọc dự thảo văn bản khai nhận/văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế; và hướng dẫn người thừa kế ký tên; điểm chỉ vào văn bản này.
Bước 2: Đến ngân hàng rút tiền trong sổ tiết kiệm của người đã mất
Sau khi có được văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế/văn bản khai nhận di sản thừa kế; những người thừa kế mang theo sổ tiết kiệm; giấy tờ tùy thân cùng văn bản thừa kế (vừa được công chứng) đến ngân hàng nơi người chết gửi sổ tiết kiệm.
Sau khi xuất trình đầy đủ các giấy tờ; người thừa kế ký nhận số tiền do người chết để lại.
Lưu ý: Nếu sổ tiết kiệm là di sản của người chết thì các đồng thừa kế có thể cùng nhau đến ngân hàng; hoặc ủy quyền cử một người thừa kế đại diện đến nhận tiền.
Nếu sổ tiết kiệm chỉ có một phần tài sản của người chết thì ngoài các giấy tờ trên; khi đến ngân hàng; người thừa kế phải mang theo chứng cứ chứng minh đây là tài sản chung của người chết với người khác. Và người sở hữu chung với người này cũng phải có mặt để cùng rút số tiền trong sổ tiết kiệm.
Đồng thời, căn cứ khoản 4 Điều 18 Thông tư 48/2018; các thủ tục rút tiền tiết kiệm của người đã chết sẽ được ngân hàng hướng dẫn chi tiết đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác; an toàn tài sản cho người gửi tiền và ngân hàng.
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Hướng dẫn cách rút tiền trong sổ tiết kiệm của người đã mất”. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ: 0833 102 102
Mời bạn xem thêm bài viết:
Những trường hợp nào được tiếp nhận vào làm công chức?
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở năm 2021
Câu hỏi liên quan
Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm:
1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.
2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.