Lừa dối khách hàng bị xử lý như thế nào?

25/09/2021
lừa dối khách hàng
835
Views

Trong kinh doanh buôn bán khách hàng chính là yếu tố vô cùng quan trọng; một hàng hóa được khách hàng tin tưởng lựa chọn là điều mà bất kỳ người kinh doanh nào cũng đều mong muốn. Khách hàng chính là yếu tố giúp cho hoạt động kinh doanh phát triển; bên cạnh đó cũng chính khách quyết định hoạt động kinh doanh có thể tồn tại được không? Nhưng với những hành vi lừa dối khách hàng sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Lừa dối khách hàng là gì?

Lừa dối khách hàng là việc lừa dối người mua trong quan hệ mua bán. Bản chất của hành vi lừa dối trong quan hệ mua bán hàng hóa; cung cấp dịch vụ là người bán sử dụng mánh lới, lợi dụng sự thiếu hiểu biết hay lơ là của khách hàng làm thay đổi định lượng, chất lượng hàng hóa để giao cho khách hàng nhằm thu lợi bất chính. Và thực tế khách hàng nhận được hàng hóa; dịch vụ có giá trị thấp hơn so với giá trị số tiền mình bỏ ra.

Lừa dối khách hàng bị xử phạt hành chính thế nào?

Căn cứ vào Điều 61 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thì hành vi lừa dối khách hàng bị xử phạt hành chính theo các mức sau:

Mức 1

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 01 triệu đồng trong các dịch vụ giao dịch có giá trị dưới 05 triệu đồng nếu thực hiện một trong các hành vi sau:

  • Không đền bù, trả lại tiền; hoặc đổi lại hành hóa, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng do nhầm lẫn
  • Đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, người tiêu
  • Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ bị đánh tráo, gian lận cho khách hàng, người tiêu dùng
  • Tự ý bớt lại bao bì, phụ tùng, linh kiện thay thế, hàng khuyến mại; tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng kèm theo khi bán hàng, cung cấp dịch vụ

Mức 2

Phạt tiền từ 01 triệu đến 05 triệu đối với hành vi trên nếu hàng hóa giao dịch có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng

Mức 3

Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu thực hiện các hành vi nêu trên nếu hàng hóa giao dịch có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng

Mức 4

Phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu nếu thực hiện một trong các hành vi trên nếu giá trị của giao dịch từ 50 triệu đến 100 triệu đồng

Mức 5

Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng với hành vi trên nếu hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị trên 100 triệu đồng

Hình phạt bổ sung

  • Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng nhận hành nghề từ 1 tháng đến 3 tháng
  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định nhiều lần hoặc tái phạm

Biện pháp khắc phục

Buộc nộp lại hồ sơ bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định

Mức xử phạt hình sự với hành vi lừa dối khách hàng

Điều 198 bộ luật hình sự; quy định về tội lừa dối khách hàng như sau: “ Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian háng hóa, dịch vụ hoặc làm thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm:

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm…”

Hành vi lừa dối khách hàng được thực hiện dưới các thủ đoạn, cụ thể:

  • Cân, đong, đo, đếm gian dối: đây là thủ đoạn lợi dụng sự sơ hở của khách hàng hoặc chuẩn bị các dụng cụ đo lường từ trước để cân, đo, đong, đếm thiếu cho khách hàng
  • Tính gian: đây là thủ đoạn khi mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ đã tính tiền không đúng để lấy của khách hàng số tiền nhiều hơn số tiền họ phải trả
  • Dùng thủ đoạn gian dối khác: ví dụ như giao hàng kém chất lượng nhưng bán theo giá hàng chất lượng tốt; cố tình thay thế phụ tùng có giá trị thấp nhưng yêu cầu khách hàng thanh toán số lượng tiền nhiều hơn giá trị dịch vụ, hàng hóa thực tế…

Mức hình phạt đối với hành vi trên

Căn cứ vào điều 198 Bộ luật hình sự hành vi lừa dối khách hàng có 2 mức hình phạt chính sau:

Mức 1

Phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm

Mức 2

Phạt tiền từ 100 triệu đến 500 triệu đồng; hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Phạm tội có tổ chức
  • Có tính chất chuyên nghiệp
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt
  • Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên
Hình phạt bổ sung

Ngoài các hình phạt chính trên, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung sau:

  • Phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, nếu chưa áp dụng là hình phạt chính
  • Cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tội lừa dối khách hàng xảy ra khi nào?

Tội lừa dối khách hàng chỉ xảy ra trong quan hệ mua bán hàng hóa; tội phạm trước tiên xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước; cụ thể là quan hệ đúng đắn trong lưu thông hàng hóa. Tội phạm cũng đồng thời xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng – người mua trong quan hệ mua bán thông qua việc trao hàng hóa không tương ứng với giá trị mà người mua phải trả.

Ai có thể thực hiện hành vi lừa dối khách hàng?

Ngoài việc thỏa mãn những điều kiện chung về chủ thể của tội phạm như tuổi; năng lực trách nhiệm hình sự thì tội lừa dối khách hàng đòi hỏi chủ thể của tội phạm phải có dấu hiệu là người bán trong quan hệ mua bán hàng hóa. Người bán trong quan hệ mua bán hàng hóa không nhất thiết chỉ là người sở hữu đối với loại hàng hóa đó mà còn mở rộng ra là bất kì người nào thực hiện hành vi chuyển dịch quyền sở hữu đối với hàng hóa cho người mua , có thể là nhân viên phụ trách bán hàng; hay các cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh, buôn bán…

Hậu quả của hành vi lừa dối khách hàng?

Với hành vi lừa dối khách hàng có thể: Gây thiệt hại về tài sản, thậm chí là sức khỏe, tính mạng ( đối với hàng hóa là thực phẩm, đồ gia dụng…) cho khách hàng. Hoặc gây mất uy tín cho khách hàng đối với trường hợp khách hành là người kinh doa

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời