Pháp luật quy định như thế nào về quyền đòi lại tài sản?

25/09/2021
quyền đòi lại tài sản
1114
Views

Tài sản của mỗi người đều có quyền sử dụng theo mong muốn của mình. Nhưng cũng không ít những trường hợp vì lý do khách quan; hay chủ quan mà tài sản bị mất. Nhưng khi đó tài sản lại rơi vào tay người khác; trong trường hợp này chủ sở hữu hợp pháp của tài sản có quyền đòi lại không? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu quyền đòi lại tài sản được pháp luật quy định thế nào? Qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Quyền đòi lại tài sản là gì?

Quyền đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu cơ quan Tòa án có thẩm quyền buộc các chủ thể là người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 166 Bộ luật dân sự năm 2015; chủ sở hữu đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản; người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên; trong một số trường hợp nhất định, chủ sở hữu sẽ không thể đòi lại tài sản của mình.

Chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản khi nào?

Quyền chiếm hữu tài sản là một trong những quyền năng cơ bản của chủ sở hữu tài sản. Việc chiếm hữu tài sản phát sinh khi có căn cứ pháp luật. Hoặc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Chủ sở hữu; người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu; hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó.

Chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản trong trường hợp thỏa mãn các điều kiện sau:

Đối với chủ thể có quyền yêu cầu :

Người đòi lại tài sản là chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản đó. Ví dụ: người thuê tài sản, người nhận gửi giữ tài sản, người nhận cầm cố. Đồng thời, tài sản bị chủ thể khác chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Việc chiếm hữu như vậy là hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Cũng cơ sở để chủ sở hữu khởi kiện.

Những người này khi yêu cầu phải chứng minh được quyền chiếm hữu hợp pháp của mình đối với tài sản.

Đối với người chiếm hữu tài sản:

Phải là người đang chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản. Đây là điều kiện này rất quan trọng. Bở lẽ, trong một số trường hợp người chiếm hữu đã trở thành chủ sở hữu của tài sản. Nguyên nhân là do được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Hoặc do đã hết thời hiệu hưởng quyền dân sự trong trường hợp nhặt được tài sản đánh rơi, phát hiện gia súc, gia cầm thất lạc theo quy định pháp luật hiện hành.

Đối với tài sản:

  • Tài sản phải bị chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Đồng thời, nó phải tồn tại tại thời điểm chủ sở hữu thực hiện quyền đòi lại tài sản của mình.

Nếu tài sản không còn tồn tại do đã bị mất hoặc bị tiêu hủy thì chỉ có thể áp dụng phương thức kiện đòi bồi thường thiệt hại.

  • Không thuộc các trường hợp pháp luật quy định không phải trả lại tài sản theo quy định pháp luật.

Quyền sở hữu tài sản trong giao dịch với người thứ ba ngay tình

Khoản 3 Điều 133 bộ luật dân sự; quy định chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình. Nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu. Tức là; chủ sở hữu được phép đòi lại tài sản khi giao dịch dân sự với người thứ 3 bị vô hiệu.

Các trường hợp người thứ ba ngay tình trả lại tài sản do giao dịch dân sự vô hiệu bao gồm:

Động sản được chuyển giao thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản.

Đối với giao dịch với người thứ ba ngay tình; mọi điều kiện về chủ thể, nội dung, mục đích, hình thức,.. đều đủ để đảm bảo giao dịch đó có hiệu lực.

Tuy nhiên; giao dịch này phát sinh từ một giao dịch trước đó mà một trong hai bên tham gia lại không có quyền định đoạt đối với đối tượng của giao dịch. Đồng thời; chủ sở hữu tài sản ban đầu là người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Đối với người thứ ba ngay tình; mặc dù không biết tới những điều trên, tuy nhiên, do họ không phải chi trả bất cứ điều gì để có được tài sản. Do vậy; họ hoàn toàn không bị ảnh hưởng quyền lợi khi trao trả lại tài sản đáng lẽ thuộc quyền sở hữu của người khác.

Tài sản bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

Chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình trong trường hợp tài sản bị chiếm hữu ngoài ý chí của họ. Ví dụ như: bị đánh rơi, bị mất cắp, bị trộm,….

Tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì hành vi đăng kí quyền sở hữu mới làm phát sinh quyền sở hữu. Do đó, nếu chưa thực hiện đăng ký; thì tài sản chưa thuộc quyền sở hữu của người thứ ba ngay tình.

Vì vậy; chủ chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản vẫn đang thuộc quyền sở hữu của mình. Đồng thời giao dịch của người thứ ba ngay tình bị vô hiệu nên họ được hoàn trả chi phí mình đã bỏ ra để có thể sở hữu tài sản đó.

Tuy nhiên; nếu người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền. Hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án; quyết định bị huỷ, sửa.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Pháp luật quy định như thế nào về quyền đòi lại tài sản?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người thứ ba ngay tình là gì?

Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự là chủ thể tham gia giao dịch trên cơ sở tự nguyện; bình đẳng, tuân theo các quy định của pháp luật mà không biết và không thể biết đối tượng của giao dịch là tài sản bất minh do chủ sở hữu trước đó xác lập giao dịch dân sự vô hiệu. Trong trường hợp này pháp luật không buộc họ biết về sự việc đó.

Các trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật?

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau:
– Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản.
– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.
– Người được giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật.
– Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định.
– Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định.
– Các trường hợp khác do pháp luật quy định

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời