Sửa đổi, bổ sung hợp đồng là điều không thể tránh khỏi. Các bên sau thời gian ký kết hợp đồng có thể thay đổi quan điểm hoặc do sự thay đổi của hoàn cảnh hiện tại mà có thể thoả thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng trước đó. Với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng vậy, các bên cũng có thể sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong hợp đồng này. Vậy khi nào thì được sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển nhượng đất? Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng này có cần lập hợp đồng mới? Có cần công chứng hợp đồng sau khi được sửa đổi? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Hợp đồng sửa đổi bổ sung hợp đồng chuyển nhượng đất″. Mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển nhượng đất
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển nhượng đất là gì?
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên giao kết hợp đồng xác lập việc thay đổi hoặc bổ sung thêm nội dung của hợp đồng đã ký kết.
Như vậy, có thể thấy sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển nhượng đất (quyền sử dụng đất) cũng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung hợp đồng thông thường tuy nhiên do liên quan đến đất đai nên cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về mặt hình thức và nội dung.
Các bên cần phải xem xét thật kỹ lưỡng về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng để tránh xảy ra các sai phạm cũng như nhầm lẫn sau này.
Điều kiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển nhượng đất?
Tại Điều 421 Bộ luật dân sự 2015 quy định
“1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.
3. Hợp đồng sủa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.”
Theo quy định trên thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
– Sửa đổi, bổ sung hợp đồng có thể thực hiện theo sự thoả thuận của các bên hoặc do sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản.
– Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được tiến hành khi hợp đồng đã có hiệu lực. Bởi vì, nếu hợp đồng chưa có hiệu lực thì không coi là sửa đổi hợp đồng mà đó chỉ là quá trình các bên thay đổi các nội dung thỏa thuận trong quá trình giao kết hợp đồng;
– Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được làm thay đổi một hoặc một số điều khoản của hợp đồng đã có hiệu lực. Nếu việc sửa đổi hợp đồng làm thay đổi toàn bộ các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thì đó là sự thay thế hợp đồng đã có hiệu lực bằng một bản hợp đồng mới chứ không còn là sửa đổi hợp đồng;
– Khi hợp đồng được sửa đổi thì phần bị sửa đổi sẽ không còn giá trị, phần sửa đổi sẽ có giá trị kể từ thời điểm việc sửa đổi có giá trị pháp lý. Phần không bị sửa đổi vẫn có hiệu lực trừ trường hợp các bên có thoả thuận.
– Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.
Theo Khoản 1 Điều 502 Luật dân sự 2015 quy định về Hình thức hợp đồng về quyền sử dụng đất như sau:
“1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Do đó hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải lập thành văn bản nên việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng này cũng phải lập dưới hình thức văn bản theo quy định.
Hợp đồng sửa đổi bổ sung hợp đồng chuyển nhượng đất
Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển nhượng đất là sự thỏa thuận giữa các bên giao kết hợp đồng xác lập việc thay đổi hoặc bổ sung thêm nội dung của hợp đồng đã ký kết. Theo quy định trên thì Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển nhượng đất phải được lập thành văn bản và chứa các nội dung theo quy định pháp luật.
Nội dung của Hợp đồng sửa đổi, bổ sung
Các bên có thể thoả thuận về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng đất nhưng cần đảm bảo có các nội dung cơ bản đây trong hợp đồng:
- Thông tin của các bên chuyển nhượng, gồm: Họ tên, năm sinh, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại…;
- Thông tin về hợp đồng cần được sửa đổi, bổ sung: Số hợp đồng, ngày ký kết,…
- Nội dung sửa đổi, bổ sung hợp đồng
- Nộp lệ phí công chứng
- Giải quyết tranh chấp;
- Cam đoan
- Các thỏa thuận khác phù hợp quy định pháp luật.
Xem trước và tải xuống Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển nhượng đất
Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển nhượng đất có cần phải công chứng không?
Theo Điểm a, điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ:
“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;“
Do đó với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông thường (không có sự tham gia của bên kinh doanh bất động sản) bắt buộc phải thực hiện việc chứng thực thì việc chuyển nhượng mới có hiệu lực.
Bên cạnh đó, Điều 51 Luật công chứng 2014 quy định về việc công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch như sau:
” 1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.”
Căn cứ theo quy định trên thì những trường hợp đồng chuyển nhượng đất đã được công chứng thì khi sửa đổi cũng cần phải công chứng tiếp. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành.
Thủ tục công chứng sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển nhượng đất
Các bên thoả thuận, thống nhất với nhau về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển nhượng đất. Các bên có thể tự soạn thảo Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hoặc đến văn phòng công chứng đề nghị họ soạn thảo giúp hợp đồng.
Sau đó các bên cần đến văn phòng công chứng trước đó đã công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất để công chứng hợp đồng sửa đổi, bổ sung.
Hồ sơ yêu cầu công chứng
Các bên chuẩn bị hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu,…
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Trình tự thực hiện công chứng việc sửa đổi hợp đồng chuyển nhượng đất
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
– Trường hợp việc tiếp nhận thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng;
– Trường hợp Công chứng viên trực tiếp nhận, thì thực hiện kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng:
- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung (phiếu hướng dẫn ghi cụ thể các giấy tờ cần bổ sung, ngày tháng năm hướng dẫn và họ tên Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ);
- Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu người yêu cầu công chứng đề nghị từ chối bằng văn bản, Công chứng viên báo cáo Trưởng phòng/Trưởng Văn phòng xin ý kiến và soạn văn bản từ chối.
Bước 3: Soạn thảo và ký văn bản hợp đồng sửa đổi, bổ sung
– Trường hợp văn bản đã được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: Công chứng viên kiểm tra dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng;
– Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch;
– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo văn bản hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Công chứng viên xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày hoặc hẹn lại;
– Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong dự thảo văn bản, Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của văn bản.
Bước 4: Ký chứng nhận
Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của văn bản và chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.
Bước 5: Trả kết quả công chứng
Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu công chứng.
Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Hợp đồng sửa đổi bổ sung hợp đồng chuyển nhượng đất”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang có thắc mắc về thủ tục khai sinh cho con, đăng ký lại giấy khai sinh, trích lục khai sinh, trích lục hộ tịch,… hoặc muốn được giải đáp các thắc mắc pháp lý khác về vấn đề hộ tịch; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà mới năm 2022
- Mẫu hợp đồng cho mượn đất theo quy định hiện hành năm 2022
- Mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất 2021
Câu hỏi thường gặp
Trong một số trường hợp, các bên không được sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển nhượng đất dù đã có thảo thuận. Ví dụ, theo quy định tại Điều 417 Bộ luật dân sự 2015: “Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hớp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý”.
Do đó nếu việc chuyển nhượng hợp đồng có sự tham gia của người thứ 3 được hưởng lợi ích từ hợp đồng chuyển nhượng thì nếu không được sự đồng ý của người này thì các bên sẽ không được sửa đổi hợp đồng chuyển nhượng đất.
Trong một số trường hợp, việc sửa đổi hợp đồng không dựa trên sự thỏa thuận của các bên mà do pháp luật quy định. Tuy nhiên, việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp này chỉ được thực hiện khi có những điều kiện nhất định. Theo quy định tại Điều 420 BLDS 2015, việc sửa đổi hợp đồng được thực hiện khi có các điều kiện sau:
– Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi theo khoản 1 Điều 420 BLDS 2015;
Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
Nếu các bên không thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, trong trường hợp này, việc sửa đổi hợp đồng do Tòa án thực hiện mà không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành.
Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.