Hình thức tín dụng đen có vi phạm pháp luật không?

15/11/2021
Hình thức tín dụng đen có vi phạm pháp luật không?
525
Views

“Theo nhận định của Cục Cảnh sát hình sự, sau 2 năm thực hiện Chỉ thị số 12 ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính Phủ, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” đã có chiều hướng giảm nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát.

Theo đó, tình trạng tạm dừng kinh doanh, kinh doanh không có lãi, nợ lương, mất việc làm, giảm thu nhập khiến nhu cầu vay tiền để phục vụ sinh hoạt, kinh doanh tăng cao. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ thanh niên có nhu cầu vay tiền để phục vụ tiêu xài cá nhân hoặc sử dụng cho các mục đích khác như: sử dụng ma túy, chơi cờ bạc…”

Trên đây là một đoạn viết ngắn trên Báo Công an nhân dân vừa ra tháng 11/2021. Chủ đề của nó đã quá rõ ràng: Tín dụng đen. Cụm từ này đã khá quen thuộc, nhưng có vẻ không có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây vẫn là vấn đề nóng của xã hội. Bất chấp những lời cảnh báo và hậu quả, rất nhiều người vẫn sãn sàng chọn cách vay nóng này.

Tôi không chắc họ có đặt ra câu hỏi: “Hình thức tín dụng đen có vi phạm pháp luật không?” Hãy cũng luật sư X có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này nhé!

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen là một hình thức cho vay vốn với lãi suất cao từ cá nhân, tổ chức nào đó. Đây là một loại hình phi chính thức. Tín dụng đen không được pháp luật thừa nhận. Người cho vay thực hiện các hoạt động cho vay tiền. Dù vậy, họ không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước. Đa số lãi suất do cá nhân hoặc tổ chức cho vay tín dụng đen tự đặt. Con số thường vượt 150% mức lãi suất của ngân hàng nhà nước. Mỗi cá nhân khi vay đều tự hiểu điều này. Họ coi đó chính là “luật ngầm”.

Tại sao tín dụng đen vẫn tồn tại?

Núp bóng sự thỏa thuận hợp pháp

Thông thường, tín dụng đen được hiểu đơn giản chính là vay nặng lãi. Vì không được thừa nhận nên tín dụng đen không có tính pháp lý. Nhưng nếu không được thừa nhận thì tại sao tín dụng đen vẫn tồn tại? Tín dụng đen thường núp dưới cái bóng của “thỏa thuận dân sự”. Nghĩa là do hai bên tự thỏa thuận vay mượn với ý chí tự nguyện, bình đẳng. Việc dân sự cốt ở hai bên. Pháp luật rất tôn trọng ý chí của các bên trong các vụ việc dân sự. Lợi dụng điều đó, bên cho vay nặng lãi vẫn tiếp tục hoạt động của mình. Thậm chí, hình thức quảng có còn công khai rộng rãi.

Để “lách luật” các đối tượng cho vay nặng lãi thường thỏa thuận với người vay về việc chỉ ghi trên giấy vay nợ lãi suất tối đa theo quy định của pháp luật, lãi suất thực tế sẽ cao hơn nhiều. Lí do bên vay tự tin như vậy, bởi họ không thực hiện hợp đồng dựa trên luật pháp. Họ không đòi tiền qua kiện tụng. Thay vào đó, họ đe dọa, chửi bới, thậm chí dùng vũ lực để buộc người vay trả tiền. Những cá nhân, tổ chức này còn được biết đến là “xã hội đen”. Cụm tín dụng đen cũng phần nào xuất phát từ đó.

Đáp ứng nhu cầu vay nóng của một số người

Phần khác, tín dụng đen tồn tại vì có cung cầu. Ưu điểm của nó là không cần nhiều giấy tờ, thủ tục phức tạp. Người vay có thể vay số tiền lớn mà không cần bảo đảm. Các điều khoản là thỏa thuận nên không cứng nhắc. Do đó, nhiều người cần tiền gấp vẫn bất chấp vay. Tuy nhiên, hậu quả của nó rất kinh khủng. Lãi suất của tín dụng đen rất cao, có thể lên tới 30%/tháng là bình thường. Nếu không trả được, bên vay sẽ có những hành động, lời nói mang tính xúc phạm, bạo lực. Đó là hành vi đe dọa tới danh dự, nhân, phẩm, sức khỏe của người vay.

Hình thức tín dụng đen có vi phạm pháp luật không?

Bản thân hình thức tín dụng đen là không được pháp luật thừa nhận. Lí do như đã trình bày, chủ thể vận hành tín dụng đen thường không đăng ký kinh doanh và được cấp phép. Họ có xu hướng không tuân theo quy định của pháp luật. Hành vi sai phạm chủ yếu là áp mức lãi suất cao hơn quy định. Cách gọi quen thuộc là “nặng lãi”. Nhưng bên cho vay không quan tâm cho vay nặng lãi bị xử phạt thế nào. Tùy từng bên cho vay mà mức lãi suất này khác nhau. Nhưng nhìn chung, mức lãi suất đều cao hơn nhiều quy định của pháp luật.

Căn cứ theo điều 468 Bộ luật dân sự 2015

Trường hợp 1

Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Trường hợp 2

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Bên cạnh đó, hành vi của các chủ thể cho vay khi đòi tiền cũng là một vấn đề nhức nhối. Bên cho vay, phần lớn là xã hội đen. Những thành phần bất hảo không sử dụng pháp luật để giải quyết vấn đề. Họ có thể quấy rối người vay bằng những tin nhắn, cuộc gọi miệt thị, xúc phạm. Họ cũng có thể đăng ảnh người vay lên mạng xã hội với những lời lẽ bôi nhọ. Tệ hơn, họ sử dụng vũ lực gây tổn thương sức khỏe, tình mạng của người vay tiền. Nhưng xhafnh vi này chắc chắn là vi phamjphasp luật.

Hình thức biến tướng của “Tín dụng đen” hiện nay

Tín dụng đen online

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tín dụng đen lại có đất dụng võ. Giờ đây bên cho vay không cần những tờ quảng cáo giấy truyền thống nữa. Thay vào đó là những quảng cáo trên mạng xã hội. Hình thức này chắc chắn là hiệu quả và tiếp cận được nhiều người hơn.

Cụ thể, tín dụng đen online được quảng bá qua các ứng dụng vay tiền. Vẫn giữ những ưu điểm của tín dụng đen. Người vay không cần giấy tờ và thủ tục phức tạp. Thậm chí họ còn không cần gặp bên cho vay. Tất cả những gì hai bên cần làm là tương tác qua ứng dụng của chiếc điện thoại. Đây thậm chí còn là một ưu điểm lớn so với tín dụng đen.

Những tưởng không cần gặp mặt thì sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Người cho vay sẽ phải cung cấp thông tin cho bên cho vay. Mục đích là để bên cho vay có thể kiểm soát điện thoại của người vay. Từ đây, họ truy cập vào thông tin riêng tư. Nó có thể bao gồm ảnh, danh bạ điện thoại, ứng dụng thường dùng,… Với mức lãi suất cao cắt cổ. Khi người vay không thể trả nợ, bên cho vay có hành vi vi phạm pháp luật. Tương tự tín dụng đen, họ khủng bố những người quen của nạn nhân bằng thông tin có được. Tung ảnh nóng, tìm đến tận địa chỉ,.. là những cách phổ biến. Họ tạo áp lực trên mọi phương diện người vay để đòi được tiền

Dịch vụ tư vấn tài chính

Các dịch vụ tư vấn tài chính là hình thức rất phổ biến của các quỹ tín dụng đen hiện nay. Hình thức cho vay đó là nếu người vay đang cần tiền nhanh chóng thì chỉ cần cầm theo chứng minh thư, sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ của những món đồ có giá trị là có thể vay ngay được tiền.

Tuy nhiên khi vay theo hình thức này, lúc đầu người đi vay cần phải thế chấp một món đồ giá trị nào đó để vay tiền. Nhưng khi đồng ý vay thì chỉ nhận lại được ít hơn số tiền mong đợi do đã bị cắt trừ lãi trong 1 tháng và phí dịch vụ.

Hình thức tín dụng đen có vi phạm pháp luật không? Nêu có thì bị xử lý như thế nào?

Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ

Căn cứ điểm d, khoản 3, Điều 11 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ

Xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay

Theo Bộ luật Hình sự 2015:

Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo nguyên tắc về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của văn phòng Luật sư X. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi: Hình thức tín dụng đen có vi phạm pháp luật không? Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Có mấy loại tội phạm?

Có 3 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tooijphamj đặc biệt nghiêm trọng

Tội phạm là gì?

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự ?

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời