Doanh nghiệp cho thuê lại được rút lại ký quỹ khi nào?

08/11/2021
Doanh nghiệp cho thuê lại được rút lại ký quỹ khi nào?
496
Views

Chào Luật sư! Tôi chuẩn bị thành lập một doanh nghiệp cho thuê lại. Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp của tôi bắt buộc phải ký quỹ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là doanh nghiệp của tôi có thể rút lại ký quỹ không? Và doanh nghiệp cho thuê lại được rút lại ký quỹ khi nào? Hi vọng nhận được sự giúp đỡ từ phía Luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Ký quỹ là gì?

Khoản 1 Điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ”.

Như vậy, việc ký quỹ là một hình thức để bảo đảm quyền lợi của bên có quyền, và đề phòng những trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, hình thức bảo đảm bằng ký quý không thường xuất

Cho thuê lại lao động là gì?

Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động; sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động theo Điều 52 Bộ luật lao động hiện hành.

Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành; nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.

Điều kiện để cho thuê lại lao động

Theo điều 54 Bộ luật lao động để được tiến hành hoạt động cho thuê lại lao động, doanh nghiệp cần ký quỹ và được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động. Việc cấp phép hoạt động và ký quỹ phải được thực hiện theo Nghị định 29/2019/NĐ-CP. Chỉ khi thỏa mãn các điều kiện trên, doanh nghiệp mới được tiến hành cho thuê lại lao động.

Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng. Khi hết thời hạn quy định, doanh nghiệp cho thuê không được tiếp tục cho thuê lại người lao động với bên thuê mà người lao động thuê lại vừa hết thời hạn cho thuê lại.

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có phải ký quỹ?

Doanh nghiệp cho thuê phải nộp tiền ký quỹ là 2.000.000.000 đồng tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp cho thuê mở tài khoản giao dịch chính. Doanh nghiệp cho thuê thực hiện thủ tục nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định của ngân hàng và tuân thủ quy định của pháp luật. Sau khi doanh nghiệp cho thuê hoàn thành thủ tục và nộp tiền, ngân hàng cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cho thuê được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng.

Khi số tiền ký quỹ không đủ theo quy định, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp bổ sung. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản ký quỹ, doanh nghiệp cho thuê phải nộp bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ. Sau thời hạn này, nếu doanh nghiệp cho thuê không bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ, ngân hàng có trách nhiệm thông báo cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Không đáp ứng đủ số tiền ký quỹ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh. Đây là một trong những trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Doanh nghiệp cho thuê lại được rút lại ký quỹ khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 điều 18 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp được được rút lại ký quỹ trong các trướng hợp sau:

  • Doanh nghiệp cho thuê lại gặp khó khăn; không đủ nguồn tài chính để thanh toán đủ tiền lương; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp và các chế độ khác đối với người lao động thuê lại theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; nội quy; quy chế của doanh nghiệp cho thuê lại sau thời hạn từ 30 ngày kể từ ngày đến thời hạn thanh toán theo quy định của pháp luật;
  • Doanh nghiệp cho thuê lại gặp khó khăn; không đủ khả năng bồi thường cho người lao động thuê lại do vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động thuê lại vì không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến thời hạn bồi thường theo quy định của pháp luật;
  • Doanh nghiệp không được cấp giấy phép;
  • Doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn; cấp lại giấy phép;
  • Doanh nghiệp cho thuê lại đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam khác.

Hồ sơ rút lại ký quỹ

Hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho rút tiền ký quỹ gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, gồm:

  • Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại;
  • Phương án sử dụng số tiền rút từ tài khoản ký quỹ, gồm: lý do; mục đích rút tiền ký quỹ; danh sách; số lượng người lao động; số tiền; thời gian; phương thức thanh toán đối với trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
  • Báo cáo việc hoàn thành nghĩa vụ và văn bản chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ đối với người lao động thuê lại trong trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
  • Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động đối với trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

Hồ sơ rút tiền ký quỹ gửi ngân hàng nhận ký quỹ, gồm:

  • Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
  • Văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; theo Mẫu số 02/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Chứng từ rút tiền ký quỹ theo quy định của ngân hàng nhận ký quỹ (nếu có).

Trình tự, thủ tục rút tiền ký quỹ

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Doanh nghiệp cho thuê lại nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày; tháng; năm nhận đủ hồ sơ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra; xác thực hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp cho thuê lại và việc hoàn thành nghĩa vụ đối với người lao động thuê lại của doanh nghiệp cho thuê lại trong trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý để doanh nghiệp cho thuê lại rút tiền ký quỹ;

Bước 3: Trả kết quả

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ và phương án sử dụng tiền ký quỹ (nếu có) gửi doanh nghiệp cho thuê lại và ngân hàng nhận ký quỹ. Trường hợp không đồng ý về việc rút tiền ký quỹ thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời doanh nghiệp cho thuê lại; trong đó nêu rõ lý do không đồng ý;

Bước 4: Nộp hồ sơ tại ngân hàng nhận ký quỹ

Sau khi có văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp cho thuê lại nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này tại ngân hàng nhận ký quỹ;

Bước 5: Trả kết quả, nhận tiền ký quỹ tại ngân hàng

Ngân hàng nhận ký quỹ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại; nếu đúng quy định thì ngân hàng nhận ký quỹ cho doanh nghiệp cho thuê lại thực hiện rút tiền ký quỹ trong thời hạn 01 ngày làm việc; kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ rút tiền ký quỹ.

Trường hợp rút tiền ký quỹ theo quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì việc thanh toán; bồi thường cho người lao động thuê lại do ngân hàng nhận ký quỹ trực tiếp chi trả theo phương án đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, ký quỹ là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp cho thuê lại lao động thực hiện để đi vào hoạt động. Tuy nhiên; trong một số trường hợp, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có thể rút lại tiền ký quỹ theo quy định.

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Doanh nghiệp cho thuê lại được rút lại ký quỹ khi nào? Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nội quy lao động là gì?

Nội quy lao động là văn bản quy định do người sử dụng lao động ban hành. Gồm những quy tắc xử sự chung và xử sự riêng biệt cho từng loại lao động hoặc khu vực sản xuất. Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các biện pháp xử lý. 

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm:
1. Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
2. Nội quy lao động;
3. Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
4. Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).

Lao động nam đóng bảo hiểm khi vợ sinh con có được hưởng chế độ thai sản không?

Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
Được nghỉ 05 ngày làm việc;
Được nghỉ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật; sinh con dưới 32 tuần tuổi;
Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc; từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời